Một yếu tố quan trọng trong bất kì chiến dịch kinh doanh nào cũng nên có chính là Target. Doanh nghiệp đó có thành công hay không chính là nhờ vào target. Có thể gọi chung chung điều này là target – việc nhắm trúng khách hàng và thị trường làm mục tiêu không chỉ đơn thuần là cần thiết mà đó còn là một việc vô cùng cần thiết và vô cùng hữu ích. Bạn sẽ không thể tạo ra doanh thu lãng phí tiền bạc và công sức cho những người không quan tâm đến sản phẩm của doanh nghiệp, thương hiệu bạn đề ra. Để hiểu sâu hơn về khái niệm target trong giới marketing, công ty thiết kế website Nhật Nam Media sẽ chia sẻ cho các bạn về khái niệm target là gì? Các bước để target thị trường và đối tượng mục tiêu? Target có ý nghĩa quan trọng thế nào? Mời các bạn đọc trong bài viết dưới đây.
Contents
Target là gì?

Target được định nghĩa là ta sẽ xác định đối tượng và thị trường nằm trong mục tiêu đó, xác định nhóm người có chung mối quan tâm cũng như đặc điểm phù hợp với sản phẩm của bạn nhất. Điều này được thực hiện với mục đích phục vụ cho việc triển khai chiến lược marketing cũng như chiến lược kinh doanh của công ty. Hiểu đơn giản hơn, target là khái niệm được sử dụng để phân tích đối tượng, mục tiêu khách hàng được doanh nghiệp của bạn đang cần và hướng tới.
Target trong lĩnh vực marketing có thể là khả năng tương tác, cũng có thể là nhận diện thương hiệu, thị trường tập khách hàng, hay hiệu quả kinh doanh….
Việc bản thân tự đặt ra các mục tiêu riêng cho mình nhằm sắp xếp công việc một cách khoa học hơn được gọi target trong cá nhân. Khi lập ra được target, nó sẽ giúp bản thân có thêm động lực để phấn đấu ngày qua ngày, bạn sẽ càng phát triển và không ngừng tiến lên phía trước.
Target trong lĩnh vực marketing, kinh doanh là việc xác định các đối tượng kết hợp với thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp, công ty lớn, bé đang hướng tới. Cụ thể hơn, bạn phải kiếm tìm, xác định nhóm người có chung đặc điểm và cùng quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ doanh nghiệp của bạn.
Target sâu rõ ràng sẽ mang đến những chiến lược kinh doanh cùng hướng phát triển trong tương lai gần dành cho doanh nghiệp. Vì vậy, nếu một doanh nghiệp không xác định target rõ ràng sẽ khó phát triển.
TÀI LIỆU MARKETING CĂN BẢN CHO NGƯỜI MỚI CẦN NẮM
Tài liệu Marketing căn bản | Môi trường marketing | Tìm hiểu B2C |
Nghiên cứu thị trường | Marketing Mix | Tìm hiểu B2B |
Customer Insight | 4P trong Marketing | Tìm hiểu C2C |
Hành vi khách hàng | 7P trong Marketing | Phương pháp Pitching thành công |
Phân tích đối thủ | 4C trong Marketing | Xây dựng chiến lược marketing |
Phân khúc thị trường | Ma trận BCG Matrix | Marketing Plan |
Nghiên cứu định tính định lượng | Customer Journey | Marketing Funnel |
Tìm hiểu thị phần | Phân tích SWOT | Inbound Marketing |
Target khách hàng | Mô hình AISAS | Mẫu Proposal Free |
Định vị thương hiệu | Mô hình AIDA |
Vai trò của target market
Trong từng chiến dịch của doanh nghiệp, target đóng vai trò rất quan trọng. Mời bạn đọc những điều Nhật Nam Media viết dưới đây để tham khảo và hiểu biết thêm một số vai trò của target:
– Target giúp bạn xác định chính xác cũng như tiếp cận các đối tượng khách hàng mục tiêu. Việc này cũng ảnh hưởng ít nhiều đến việc xây dựng chiến lược kinh doanh một cách hiệu quả hơn. Nó cũng sẽ giúp bạn giảm thiểu được những chi phí không cần thiết.
– Target giúp bạn dễ dàng đề xuất ra những phương án cụ thể dựa trên kinh nghiệm đặt target trước đó. Đồng thời, nó cũng giúp giảm thiểu hậu quả cũng như khả năng từ các cuộc cạnh tranh nảy lửa với đối thủ.
– Xác định trong target của mình nếu đúng đối tượng, doanh nghiệp không bị tốn tiền cho những khách hàng không tiềm năng và công ty sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí khá lớn.
Những doanh nghiệp có kế hoạch kinh doanh rõ ràng đều là những doanh nghiệp có target. Doanh nghiệp có thể toàn tâm tập trung tối đa công suất làm việc hướng đến mục tiêu.
Lợi ích của target market trong marketing online
Sau khi xác định được Target, chúng ta sẽ bắt đầu thực hiện nó và giai đoạn thực hiện này có tên gọi là “chạy target”. Tiếp cận mục tiêu tốt hơn, nhanh hơn với chi phí tối ưu hơn và loại bỏ được những rủi ro khác nếu bạn thực hiện việc chạy target chính xác.
Doanh nghiệp sẽ xác định được đối tượng khách hàng tiềm năng cũng như thị trường mục tiêu cần hướng tới trong tương lai hoặc trong một giai đoạn phát triển nào đó nếu họ biết lập target phù hợp với doanh nghiệp của họ.
Việc xác định được Target cũng giúp làm làm gia tăng hiệu quả của việc thu hút đối tượng và mang lại mục đích mong muốn lúc đầu (hay còn nói là đạt target) nhưng đồng thời cũng giúp doanh nghiệp giảm được thời gian, chi phí tài lực và vật lực để thực hiện kế hoạch.

Các giai đoạn khi target thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp
Giai đoạn 1: Các bạn cần phải nhìn nhận, xác định cũng như đánh giá rõ ràng sản phẩm của mình sẽ đem lại lợi ích gì dành cho phía khách hàng?
Giai đoạn 2: Phân tích và lập danh sách các vị khách có nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ của các bạn.
Giai đoạn 3: Kiểm tra cũng như khảo sát kỹ càng xem vị khách nào là đối tượng thực sự có nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ của bên các bạn.
Giai đoạn 4: Việc này thiên về định hướng theo tư duy riêng của các bạn. Bạn muốn hướng tới đối tượng nào, đặc điểm của họ ra sao?
Giai đoạn 5: Kiểm tra và rà soát kỹ càng nguồn nhân lực doanh nghiệp có đủ để đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng hay không?
Giai đoạn 6: Doanh nghiệp nên có những điều chỉnh cũng như điều hướng phù hợp với thị trường, đồng thời phân tích đặc điểm, thông tin của những đối thủ đang cạnh tranh với bạn và cả những đối thủ đang có tiềm năng cạnh tranh trong tương lai với doanh nghiệp của bạn.
Cách target thị trường mục tiêu chính xác cho doanh nghiệp
Target về khách hàng mục tiêu và khám phá ra insight khách hàng vẫn luôn là một bài toán nan giải và khó lường đối với mỗi marketer trong nghề. Một doanh nghiệp tiếp cận đúng đối tượng nhờ vào việc nhận diện được đúng loại hình khách hàng mục tiêu, tránh lãng phí ngân sách marketing vào những khách hàng không có quan tâm đến ngành hàng của bạn, từ đó giảm bớt chi phí tận dụng marketing vào một khách hàng mới.
Đối với những khách hàng mục tiêu, họ dễ chuyển đổi gu hơn vì họ có sự linh động, chuyển đổi, thích ứng nhanh với đa dạng thương hiệu, bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian và công sức để “thuyết phục” và tăng phần trăm cơ hội duy trì mối quan hệ đầy tính chất lượng nhà cung cấp – khách hàng.
Liên quan xuyên suốt đến quá trình làm inbound marketing chính là target đối tượng mục tiêu: chiến dịch marketing, PR, social media, visual content, viết content cho website,… Có thể bao hàm cả các nội dung phục vụ cho việc nâng niu, chăm sóc những khách hàng tiềm năng. Thế thì làm thế nào để target đúng đối tượng khách hàng? Và giảm thiểu được phần trăm sai sót? Mời bạn tham khảo 3 tips dưới đây:

Phác thảo chân dung khách hàng
Những người có tiềm năng sẽ lựa chọn sản phẩm của bạn sẽ được thể hiện qua những đặc điểm chung nhất định. Để làm được điều đó thì bạn cần làm là nhận diện chính xác được nhóm khách hàng tiềm năng này. Họ sẽ là người như thế nào?
Các bạn nên dựa trên các dữ liệu thực tế như là về nhân khẩu học hay hành vi mua hàng online kết hợp với đó là sự suy xét về lịch sử, mục đích và mối quan tâm để xác định những đối tượng khách hàng này.
- Độ tuổi: Khách hàng tiềm năng của bạn rơi vào ở độ tuổi nào? Họ thuộc Millennials ( thế hệ gen Y) hay thế hệ gen Z? Tuỳ thuộc độ tuổi khác nhau, họ sẽ có những nhu cầu cũng như tiêu chuẩn khác nhau với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
- Giới tính: Tính cách và sở thích của nam và nữ tất nhiên sẽ rất khác nhau, mục đích và lí do lựa chọn mua hàng cũng sẽ khác nhau.
- Mức thu nhập: Thu nhập là thứ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định mua hàng hay không và nó tác động thẳng tới chiến lược marketing của mỗi doanh nghiệp. Các gia đình có thu nhập không được khá lắm sẽ hướng tới những sản phẩm tiện lợi, chi phí vừa tầm, điều này giúp họ tiết kiệm hơn so với những sản phẩm khác cùng loại nhưng lại có giá cao hơn. Họ cực kì quan tâm đến chất lượng, chi phí của sản phẩm và độ nhạy cảm với quảng cáo. Những người có thu nhập cao sẽ tư duy “thoáng” hơn với quảng cáo, vì họ chú trọng đến sự sang trọng và độc quyền.
- Địa điểm: Sự khác biệt giữa đô thị và nông thôn dẫn đến nhu cầu tiêu dùng của họ cũng rất khác nhau. Nơi cư trú, văn hóa sống, cộng đồng cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến sở thích cũng như thói quen mua hàng của họ.
- Ngoài các đặc điểm trên, những yếu tố bạn cần nghiên cứu để xác định chân dung khách hàng thông qua tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, dân tộc, sở thích,…

Việc đánh giá phân khúc thị trường với mục đích nhận dạng được mức độ hấp dẫn, thu hút của đoạn thị trường đó trong việc hoàn thành các mục tiêu được lập ra lúc đầu của doanh nghiệp. Và tiêu chí đánh giá đoạn thị trường, các doạn nghiệp nên dựa vào 3 tiêu chuẩn cơ bản như sau:
- Tiêu chuẩn 1: dựa vào mức tăng trưởng và quy mô của quy mô và mức tăng trưởng thị trường: một đoạn thị trường sức tăng trưởng mạnh, quy mô đủ lớn thì thị trường đó chưa chắc sẽ hấp dẫn và thu hút đối với một doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phải đưa ra lựa chọn kĩ càng để chọn đúng thị trường vừa sức vừa có đủ khả năng, tài chính phục vụ; với thị trường có mức độ cạnh tranh thấp thì thường là đoạn hấp dẫn, màu mỡ đối với các doanh nghiệp ;…
- Tiêu chuẩn 2: mức độ “màu mỡ”, thu hút trong cơ cấu thị trường: Một đoạn thị trường sẽ không chỉ có duy một doanh nghiệp trong đó. Các doanh nghiệp thường xuyên phải đối mặt với các vấn đề về áp lực cạnh tranh cũng như đáp ứng nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Một đoạn thị trường có quy mô lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh vẫn sẽ không tạo được sự hấp dẫn, thu hút nếu như cạnh tranh trong thị trường đó quá cao, các doanh nghiệp không nên có sự khác biệt quá nhiều so với đối thủ cũng như các lực lượng khác một cách cao vọt. Có thể đánh giá thông qua mô hình cơ cấu thị trường theo 5 lực lượng cạnh tranh như là: sức ép từ phía khách hàng, đe dọa của hàng thay thế và sức ép từ phía nhà cung cấp, cạnh tranh giữa các hãng trong ngành, đe dọa từ sự gia nhập của đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
- Tiêu chuân 3: Khả năng và các mục tiêu của doanh nghiệp.
Thực hiện nghiên cứu và xác định quy mô thị trường mục tiêu
Tiến hành nghiên cứu thị trường mục tiêu:
Thông qua nghiên cứu thị trường sơ cấp và thứ cấp, bạn có thể tìm hiểu từ sơ lược tới chi tiết về đối tượng mục tiêu của mình. Thông qua một số cách dưới đây để nghiên cứu bước đầu liên quan đến việc tìm hiểu về thói quen mua sắm của khách hàng:
- Khảo sát: Sử dụng các loại hình khảo sát như là giấy, email, các trang web: SurveyMonkey hoặc Zoomerang.
- Phỏng vấn: Giao tiếp, tạo cuộc trò chuyện với những người bạn tin tưởng để kiểm tra liệu thói quen mua hàng của những khách hàng đó có phù hợp với doanh nghiệp của bạn hay không? Bạn có thể tiến hành các cuộc khảo sát này tại những nơi đông người như là trung tâm thương mại lớn,….
- Tập trung vào một nhóm người nhất định: Nhận câu trả lời từ một nhóm nhỏ người tiêu dùng thông qua Q&A để lọc ra nhóm khách hàng phù hợp.

Xác định rõ quy mô thị trường mục tiêu:
Quy mô thị trường được định nghĩa là độ lớn của thị trường mà bạn nhắm tới, trong quy mô thị trường đó bao gồm số lượng và phạm vi. Quy mô thị trường mà doanh nghiệp muốn hướng tới thường bị chịu tác động bởi nguồn lực và mục tiêu của doanh nghiệp. Mặc dù là thế nhưng điều này vẫn cần sự đảm bảo trong tính khả thi và hiệu quả.
Mọi doanh nghiệp đều có tham vọng nhanh chóng tăng doanh thu thông qua việc tiếp cận được mọi đối tượng khách hàng và mở rộng quy mô kinh doanh. Tuy nhiên, sẽ là không khả thi nếu doanh nghiệp đó chưa đáp ứng được về tiềm lực nhưng lại đưa ra lựa chọn quy mô thị trường quá lớn. Và điều tương tự cũng sẽ xảy ra, nếu doanh nghiệp đó không đáp ứng khả năng phục vụ nổi trong chính thị trường mục tiêu của mình, điều này sẽ để lại những hậu quả khôn lường về sau.
Doanh nghiệp đã, đang và sẽ kinh doanh online có thể xác định quy mô thị trường của mình thông qua một số công cụ như Google Trends, Facebook Power Editor, Google Keyword Planner,….

Lựa chọn chiến lược dành cho Target market
Muốn thành công trong môi trường kinh doanh thời đại ngày nay, mọi doanh nghiệp đều cần có riêng cho mình các chiến lược. Dưới đây là 4 chiến lược hướng đến thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp của bạn có thể tham khảo và áp dụng.
Chiến lược Target market không phân biệt
Chiến lược này là đi sau toàn bộ thị trường và bỏ qua toàn bộ phân khúc thị trường. Chiến lược này sẽ coi toàn bộ người mua là một nhóm đồng nhất các chiến lược Marketing dành cho đại chúng. Đối với loại hình chiến dịch này, doanh nghiệp sẽ không sản xuất sản phẩm theo từng phân khúc thị trường khác nhau.
Loại chiến lược Marketing này chủ yếu dựa vào quảng cáo đại chúng và phân phối hàng loạt. Các công ty đặt mục tiêu tạo ra hình ảnh nổi bật của sản phẩm, nhằm gây ấn tượng và chúng sẽ xuất hiện một cách tự nhiên trong tâm trí người tiêu dùng. Công ty sử dụng chiến lược này để thu hút khối đối tượng rộng hơn, điều này sẽ dựa trên nhu cầu và mong muốn chung của khách hàng bên ngoài các chiến lược khác biệt và tập trung.
Thiếu tiếp thị phân khúc làm giảm chi phí nghiên cứu tiếp thị. Nó còn có một dòng sản phẩm hẹp dẫn đến chi phí quảng cáo thấp.
Ví dụ: Công ty Hershey vài năm trở lại đây họ chỉ có một thanh kẹo sô cô la cho tất cả. Một ví dụ khác về chiến lược không phân biệt là Henry Ford đã áp dụng chiến lược tiếp thị không phân biệt cho T Ford Model. Mô hình này chỉ có sẵn trong màu đen vào những năm 1930.

Chiến lược Target market khác biệt
Điều đặc biệt trong chiến lược nhắm Target market khác biệt, chính là một công ty lựa chọn nhắm mục tiêu trên nhiều phân khúc thị trường, thiết kế hỗn hợp tiếp thị hiệu quả và khác nhau cho từng phân khúc thị trường. So với tiếp thị không phân biệt, việc tiếp cận nhắm mục tiêu thị trường khác biệt có khả năng tạo ra nhiều doanh số hơn. Nhưng do tính chất pha trộn tiếp thị khác biệt, vì thế chi phí khuyến mãi cũng tăng lên. Doanh số càng tăng thì chi phí cũng phải được cân nhắc nếu nó cũng tăng.
Ví dụ: Chỉ với một thương hiệu, phân khúc Unilever sẽ không thể tạo ra nhiều doanh số hơn các nhãn hiệu chất tẩy rửa khác nhau, nhưng nếu bằng cách đạt được thị phần cao hơn thì họ sẽ tạo ra doanh thu khủng.

Một ví dụ khác là McDonalds, họ đã phát triển các thực đơn phù hợp và đầy sáng tạo cho người tiêu dùng địa phương ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Ấn Độ, McDonald tạo ra một món ăn đầy tinh thần văn hoá ăn uống cho người tiêu dùng địa phương như là một món ăn chay: McCurry Pan. Phiên bản Big Mac của Ấn Độ được gọi là Maharaja Mac Hồi, Social Burger Hồi làm với gà nướng, cà chua và hành tây. Cả hai sản phẩm đều chạy theo sự nhạy cảm về vấn đề tôn giáo của Ấn Độ vì thịt bò không được tiêu thụ.
Nhắm Target market tập trung
Một chiến lược nhắm mục tiêu thị trường tập trung và thích hợp thì trong đó, các nguồn lực nhắm mục tiêu vào các phân khúc thị trường cụ thể và sẽ được tập trung lại với nhau. Những công ty nhỏ có nguồn lực hạn chế thì sẽ có được ưu thế trong chiến lược tiếp thị tập trung. Nó sẽ có hiệu quả cao hơn vì trong chiến lược tập trung, họ có thể thực hiện tốt hơn so với các doanh nghiệp lớn.
Công ty có thể đạt được vị trí thị trường cao hơn nếu kiến thức tốt hơn về nhu cầu của phân khúc cụ thể. Chọn đúng phân khúc vào đúng thời điểm, công ty đó có thể đạt được tỷ lệ lợi tức đầu tư sinh lợi cao hơn.
Ví dụ: Pizza Hut đã phát triển thành công cơ sở dữ liệu của 9 triệu khách hàng yêu thích pizza. Bằng cách sử dụng cơ sở dữ liệu này, Pizza Hut đã phát triển các chiến dịch thị trường mục tiêu để tiếp cận người tiêu dùng.
Nhắm Target market micromarketing
Chiến lược tiếp thị vi mô liên quan đến việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ và chương trình tiếp thị phù hợp nhất với các cá nhân và địa điểm. sử dụng chiến lược tiếp thị vi mô để nhắm mục tiêu khách hàng ở cấp độ cá nhân phù hợp với các chủ doanh nghiệp nhỏ. Micromarketing bao gồm tiếp thị cá nhân và tiếp thị địa phương.
Một ví dụ nhắm mục tiêu thị trường tốt là Citibank, dựa trên nhân khẩu học của khu phố, nó sẽ cung cấp các dịch vụ khác nhau ở cấp chi nhánh. Walmart và Sears Store sẽ tùy chỉnh hàng tồn kho và đưa ra deal khuyến mãi để đáp ứng các nhu cầu của từng khách hàng cụ thể.
Ví dụ tiếp thị cá nhân dựa trên sở thích của khách hàng cá nhân. Chiến lược này bao gồm ngành công nghiệp khách sạn, quần áo, đồ nội thất và ngành công nghiệp xe đạp.
Dù là một công ty, chủ doanh nghiệp hay nhà tiếp thị, bạn nên đánh giá và đặt target market một cách cẩn thận và hiệu quả. Chiến lược nhắm mục tiêu thị trường được thiết kế để quảng bá thương hiệu, truyển tải thông điệp đến đối tượng mục tiêu. Hãy theo mục tiêu và kế hoạch kinh doanh tổng thể của bạn để đánh giá các phân khúc thị trường và chọn thị trường mục tiêu .
Đánh giá lại kết quả
Sau khi đọc cũng như hiểu được khái niệm về target và cả 2 tips về cách target thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp bên trên do Nhật Nam Meida cung cấp, hi vọng rằng bạn đã khoanh vùng được thị trường mục tiêu, hãy đánh giá chúng lại một lần nữa để đưa ra kết luận xem thị trường đó có thực sự phù hợp với mục tiêu kinh doanh và cả khả năng đáp ứng của bạn không.
Đồng thời, bạn cần nghiên cứu đối thủ cạnh tranh cũng nằm trong phân khúc thị trường mà bạn đã chọn để có những phương án cạnh tranh và chiến lược marketing hiệu quả hơn.
Lưu ý khi target khách hàng
Tệp khách hàng của bạn sẽ bị thu hẹp, khá nhỏ nếu bạn target quá sâu, quá chi tiết.
Khi target khách hàng, không áp dụng những sự thật hiển nhiên. Ví dụ: khách hàng của tôi có giới tính nam và nữ.
Hãy cho chiến dịch của bạn thời gian để chứng minh hiệu quả của nó sau khi target và khởi động chiến dịch, đừng vội tối ưu tệp khách hàng.
Trong phân khúc thị trường mà doanh nghiệp đang nhắm, việc nghiên cứu target của tất cả các đối thủ cạnh tranh để có những phương án cạnh tranh và xây dựng chiến lược hiệu quả là điều tất yếu. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã tích luỹ kinh nghiệm cũng như hiểu được target là gì và các bước xác định target một cách hiệu quả. Nhật Nam Media xin chúc các bạn luôn thành công trong cuộc sống!
Bài viết liên quan