Một trong những từ quen thuộc và phổ biến với hầu hết Marketer chính là Ma trận BCG. Đây là công cụ giúp cho doanh nghiệp xây dựng chiến lược tiếp thị, kinh doanh hiệu quả. Vậy Ma trận BCG là gì, vai trò của ma trận BCG như thế nào? Hôm nay hãy cùng công ty thiết kế website cao cấp Nhật Nam Media tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Contents
Ma trận BCG là gì?
Đầu tiên, chúng ta cần phải tìm hiểu về khái niệm của ma trận BCG là gì?
Thực ra, ma trận BCG là từ viết tắt của Boston Consulting Group là chiến lược kinh doanh được xây dựng từ nhóm nghiên cứu Boston BCG để định hướng xây dựng chiến lược tăng trưởng thị phần cho sản phẩm hoặc dịch vụ bất kỳ của doanh nghiệp.
Ma trận BCG sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá, phân tích được thị phần từ đó định hướng và tìm cơ hội tiềm năng để đầu tư và hạn chế rủi ro nhằm quyết định ra mắt sản phẩm/dịch vụ hoặc loại bỏ để tránh thua lỗ.
Ma trận BCG sẽ phân tích 2 yếu tố quan trọng, gồm:
- Market Share (Thị phần): thị phần của sản phẩm/ dịch vụ cao hay thấp trên thị trường.
- Market Growth (Triển vọng phát triển): triển vọng của khách hàng tiềm năng trên thị trường.
Vai trò của Ma trận BCG
Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về những vai trò mà Ma trận BCG mang lại.
- Ma trận BCG không có giá trị dự báo cho tương lai cao.
- Ma trận BCG không đề cập đến những khía cạnh liên quan đến môi trường bên ngoài.
- Ma trận BCG hầu như không sai sót dựa trên giả định được đề ra từ ma trận.
- Ma trận BCG là công cụ hữu ích giúp phân bổ nguồn đầu tư cho doanh nghiệp hợp lý.
Ưu điểm và nhược điểm của Ma trận BCG
Ưu điểm của Ma trận BCG
- Ma trận BCG là một phần không thể thiếu trong bức tranh tổng quan của doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp khoanh vùng những vấn đề mà bản thân doanh nghiệp gặp phải.
- Ma trận BCG giúp đưa ra những chiến lược kinh doanh, đầu tư phù hợp với những giai đoạn phát triển của sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp và đem lại lợi nhuận cao.
- Ma trận BCG dễ thực hiện, đưa ra những chiến lược giúp phân bổ nguồn đầu tư hợp lý, đúng đắn, khoa học.
Nhược điểm của Ma trận BCG
- Ma trận BCG không định nghĩa được thị trường là gì.
- Khá đơn giản trong cách tiếp cận cũng như phân loại thành bốn góc phần tư.
- Phần trăm tăng trưởng và thị phần của ngành không phải là yếu tố duy nhất của lợi nhuận. Thị phần cao không đồng nghĩa với việc lợi nhuận sẽ cao.
Lợi ích khi sử dụng Ma trận BCG
Bằng Ma trận BCG, các doanh nghiệp có thể thông qua đó để biết được vị trí của sản phẩm/ dịch vụ của mình trên thị trường so với những đối thủ cạnh tranh cùng danh mục sản phẩm. Qua đó, đưa ra những chiến lược kinh doanh, đầu tư thông minh và hiệu quả hơn.
Ý nghĩa của Ma trận BCG
- Ma trận BCG ít có kết quả dự báo trong tương lai
- Ma trận BCG là một trong những công cụ có ích trong việc phân bổ nguồn đầu tư một cách hợp lý.
- Ma trận BCG là một lát cắt nhỏ trong bức tranh tổng quan về những vấn đề hiện tại của doanh nghiệp.
- Ma trận BCG sẽ bỏ lỡ những vấn đề khác liên quan đến môi trường bên ngoài.
- Ma trận BCG có những sai sót dựa trên những giả định được xác nhận qua ma trận.
Các thành phần của Ma trận BCG
SBU ngôi sao
Đây là những sản phẩm/ dịch vụ có thị phần kinh tế tương đối với tại ngành đang có tốc độ tăng trưởng cao. Chúng có nhiều tiềm năng để phát triển lợi nhuận đồng thời tăng trưởng dài hạn và sở hữu lợi thế trong cạnh tranh.
Bên cạnh đó, ngôi sao luôn được đánh giá cao bởi sự đáp ứng và sinh lợi ở các nhu cầu về vốn. Tuy nhiên, trong lúc hình thành thì phải tốn một khoản đầu tư nhằm giữ vững vị thế dẫn đầu thị trường.
SBU dấu chấm hỏi
SBU dấu chấm hỏi có thị phần, vị thế cạnh tranh tương đối thấp, tuy nhiên chúng lại là những ngành có triển vọng và sự tăng trưởng cao trong tương lai. SBU dấu chấm hỏi có thể trở thành SBU ngôi sao trong tương lại nếu được chăm sóc, bởi chúng cần một số vốn đầu tư kha khá và cần phải đánh giá đúng thực chất tiềm năng nhằm có một kế hoạch đầu tư vào thời điểm thích hợp.
SBU con bò sữa
Là những ngành có thị phần cao, cạnh tranh mạnh nhưng lại có tỷ lệ tăng trưởng thấp. Thế mạnh này xuất phát từ việc tiết kiệm chi phí dựa trên quy mô đường cong kinh nghiệm.
SBU có khả năng sinh lợi cao tuy nhiên tốc độ tăng trưởng, cơ hội phát triển rất thấp. Chính vì thế, nhu cầu liên quan đến vốn đầu tư không phải quá lớn và được đánh giá là một nguồn lợi nhuận rộng rãi.
SBU con chó
SBU con chó có mức độ cạnh tranh thấp nhất trong 4 loại SBU và chiếm thị phần thấp nhất, đồng thời đây cũng là ngành có sự tăng trưởng chậm. SBU có triển vọng thấp vì chúng đòi hỏi một lượng đầu tư lớn, tuy nhiên chỉ duy trì một thị phần thấp, ít có cơ hội mang đến lợi nhuận cao.
Một chiến dịch Marketing phải đảm bảo duy trì và tăng cường hoạt động hỗ trợ cho những sản phẩm/ dịch vụ:
- “ngôi sao” (tại thời điểm thị trường phát triển mạnh đồng thời đem lại lợi nhuận, dẫn đến nhiều đối thủ gia nhập vào thị trường và đầu tư thêm nhằm tăng thị phần).
- “dấu hỏi” (để thị phần cao hơn trên những thị trường hấp dẫn khác).
Tuy nhiên, cần phải giảm bớt đầu tư vào:
- “bò sữa” (nếu tốc độ tăng trưởng của thị phần thấp khiến cho thị trường trở nên kém đặc sắc hơn so với đối thủ cạnh tranh).
Kết thúc hoặc bỏ qua tất cả những sản phẩm/ dịch vụ “con chó”.
Cách xây dựng Ma trận BCG
Đầu tiên, các bạn cần phải xác định được tốc độ thị phần tăng kỳ vọng và xác định thước đo với mọi sản phẩm/ dịch vụ tại danh mục. Biểu thị mỗi sản phẩm/ dịch vụ trong danh mục và 4 phần của hình chữ nhật được xác định qua 2 chiều: tăng trưởng tương đối và thị phần tương đối.
- Công thức: thị phần tương đối A = Thị phần tương đối A/ Thị phần tuyệt đối của đối thủ cạnh tranh.
- Xác định SBU của doanh nghiệp: mỗi SBU là một vòng tròn trên mặt phẳng ma trận BCF tuy nhiên chúng lại có tỉ lệ thuận với mức đóng góp của SBU trong tổng toàn bộ doanh thu của một doanh nghiệp.
- Biểu diễn SBU trên mô hình BCG: xác định vị trí của các SBU trên Ma trận BCG thì bạn sẽ xác định được hai thông số: thị phần tương đối của SBU và tỉ lệ tăng trưởng.
Chiến lược áp dụng của Ma trận BCG
- Xây dựng: thông thường, chiến lược xây dựng sẽ được áp đụng cho những sản phẩm/ dịch vụ thuộc thị phần dấu hỏi. Doanh nghiệp cần phải hy sinh lợi nhuận nhằm đạt được mục tiêu dài hạn.
- Giữ: áp dụng cho thị phần bò sữa nhằm tối đa khả năng lợi nhuận cho doanh nghiệp
- Từ bỏ: cắt giảm chi phí hay tăng giá trị sản phẩm đối với những sản phẩm/ dịch vụ không mang lại lợi nhuận. Đây là chiến lược thường được áp dụng cho SBU bò sữa, tuy nhiên những sản phẩm/ dịch vụ này chắc chắn không thể trở thành sản phẩm/ dịch vụ ngôi sao. Qua đó, có thể đưa ra những sản phẩm/ dịch vụ thuộc thị phần con chó.
Ví dụ về Ma trận BCG
Để hiểu rõ về Ma trận BCG chúng ta hãy cùng nhau phân tích về một ví dụ điển hình, Mark & Spencer – một nhà bán lẻ tại Anh Quốc, sở hữu hằng loạt mặt hàng với nhiều dòng sản phẩm khác nhau. Chúng ta cùng nhau xác định các phần tử trong Ma trận BCG trên phạm vi của chúng.
Thị phần ngôi sao
- Ví dụ sản phẩm: đồ lót
M&S được công chúng biết đến như một thiên đường đồ lót cho nữ tại thời điểm mà sự lựa chọn bị hạn chế. Tuy nhiên, trong môi trường đó, đồ lót M&S vẫn chiếm được ưu thế và là doanh nghiệp hằng đầu tại thị trường Anh Quốc với thị phần lớn và tăng trưởng cao.
Thị phần dấu hỏi
- Ví dụ mặt hàng: thực phẩm
Trong những năm gần đây, M&S đã bác bỏ việc xem xét sản phẩm và hiện tại có hơn 400 cửa hàng thực phẩm đơn giản trên khắp Anh Quốc. Trong khi doanh nghiệp không quá lớn, M&S Simply Food luôn tồn tại những thứ thể hiện thị phần thấp và tăng trưởng cao.
Thị phần con bò
- Ví dụ: dòng sản phẩm Classics
Luôn được mọi người ủng hộ mạnh mẽ bởi thị phần cao và tốc độ tăng trưởng thấp.
Thị phần con chó
- Ví dụ: dòng sản phẩm Signature
Với mức giá cao cấp của quần áo nam, nữ với tăng trưởng thấp và thị phần thấp. Nhưng chúng nằm trong danh mục con chó, phân khúc giá cao nhưng lại mang đến tài chính cho công ty.
Các bạn có thể sử dụng mô hình BCG vào những chiến lược sản phẩm trong những khu vực khác của bạn.
Những lưu ý khi áp dụng Ma trận BCG
- Market Share (Thị phần) là thước đo về khả năng tạo ra tiền của sản phẩm.
- Market Growth (Tiềm năng phát triển) là thước đo không đầy đủ về sự hấp dẫn của thị trường.
- Vòng đời của các danh mục sản phẩm có thể khác biệt và thường quy về một chuẩn nhất định.
- Nếu chỉ tập trung vào Market Growth và Market Share quá nhiều sẽ làm cho doanh nghiệp quên đi những yếu tố khác thúc đẩy tác động sự phát triển bền vững của sản phẩm/ dịch vụ.
Ma trận BCG là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình xây dựng và hình thành chiến lược marketing và định hướng doanh nghiệp. Nếu còn điều gì thắc mắc hãy để lại câu hỏi nhé, Nhật Nam Media sẽ giải đáp cho các bạn. Chúc các bạn thành công!
Bài viết liên quan