Lỗi 503 Service Unavailable là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục nhanh chóng

503 Service Unavaible chắc hẳn là tình trạng mà hầu hết những ai truy cập vào website đều gặp phài. Vậy nguyên nhân của chúng là gì và làm cách nào để khắc phục lỗi phổ biến này. Hôm nay hãy cùng công ty thiết kế website cao cấp Nhật Nam Media tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Lỗi 503 Service Unavailable là gì

Contents

Lỗi 503 Service Unavailable là gì?

Hiểu đơn giản như thế này, Lỗi 530 Service Unavailable chính là mã trạng thái HTTP (HTTP status code) đồng nghĩa với việc máy chủ của website không có sẵn (Service Unavailable) hay website tạm ngừng hoạt động hoặc trang web hiện đang trong quá trình bảo trì.

Lỗi 503 service unavailable xảy ra ở hầu hết mọi trình duyệt web trong các hệ điều hành như: MacOS, Windows XP, Linux,…Và lỗi này cũng xảy ra trên điện thoại thông minh hoặc máy tính không truyền thống khác. Lỗi 503 Service Unavailable sẽ xảy ra giống như hình minh họa bên dưới:

Lỗi 503 Service Unavailable là gì

Bên cạnh đó, Lỗi 503 service unavailable được tùy chỉnh theo mỗi website, chính vì thế nếu các bạn gặp những lỗi như: HTTP 503, HTTP Error 503, 503 Error, 503 Service Unavailable Error. Error 503 Service Unavailable, Status HTTP Error 503, HTTP Server Error 503, HTTP Error 503 The service is unavailable, 503 Service Temporarily Unavailable, Error 503 Maximum threads for service reached. HTTP 1/1.1 Service Unavailable Service Unavailable – DNS Failure thì cũng chính là những cái tên khác của Lỗi 503 service unavailable.

Đối với những website sử dụng Microsoft IIS sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về các nguyên nhân xảy ra Lỗi 503 Service Unavailable bằng cách thêm một số sau mã 503. Chẳng hạn như HTTP Error 503.2 – Service Unavailable đồng nghĩa là giới hạn yêu cầu xử lý đồng thời vượt mức.

Nguyên nhân gây ra Lỗi 503 Service Unavailable

  • Máy chủ bảo trì

Bảo trì máy chủ phải cập nhật liên tục, tạo bản sao hay bảo mật cơ sở dữ liệu chính vì thế không được kết nối với website trong quá trình này. Trong trường hợp như vậy, website sẽ vào “trạng thái bảo trì” đồng thời đưa ra thông báo sau đây: “Briefly Unavailable for sheduled maintenance. Check back in a minute”.

  • Lỗi máy chủ bị gián đoạn

Máy chủ (Server) không có khả năng hỗ trợ một lượng người dùng, nếu lượt truy cập tăng lên đột ngột có thể dẫn đến Lỗi 503 Service Unavailable này. Việc người dùng truy cập tăng một cách đột ngột khiến cho máy chủ bị gián đoạn.

  • Lỗi cấu hình DNS không chính xác
Xem thêm  Webhooks là gì? Tổng quan các kiến thức về Webhooks cần biết

Trong tường hợp cấu hình máy chủ DNS không chính xác ở phía máy người dùng có thể dẫn đến Lỗi 503 Service Unavailable. Chính vì thế mà bản thân máy chủ DNS được chọn có thể tạm thời xảy ra sự cố, dẫn truy cập HTTP hiển thị loại thông báo “Service Unavailable”.

  • Bị tấn công DDoS

DDoS (Một cuộc tấn công từ chối dịch vụ phân tán) với lượng lớn request đến website hay server mạng. Kết quả sẽ ảnh hưởng đến máy chủ của nó sẽ không hoạt động và chuyển hoàn toàn sang trạng tháng offline (ngoại tuyến) hay ảnh hưởng đến hoạt động của website.

Lỗi 503 Service Unavailable là gì

Cách khắc phục Lỗi 503 Service Unavailable nhanh chóng nhất

Tải lại trang

Lỗi 503 Service Unavailable xảy ra sự cố do máy chủ website đang bị quá tải, chính vì thế các bạn có thể load lại trang bằng cách nhấn phím F5 hoặc nhấn nút tải lại trên thanh địa chỉ để khắc phục sự cố trên.

Khởi động lại máy tính hay thay đổi máy chủ DNS

Một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến nhất khi gặp Lỗi 503 Service Unavailable chính là khởi động lại máy tính hay thay đổi máy chủ DNS. Nguyên do lúc này chính là do sự cố với máy chủ DNS đồng thời biểu thị bằng Service Unavailable – DNS Failure. Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể chọn một máy chủ DNS khác.

Lỗi 503 Service Unavailable là gì

Quay lại sử dụng trang web đó vào thời gian khác

Nguyên nhân khiến cho website mắc Lỗi 503 Service Unavailable là do lượng lớn người dùng truy cập trong cùng khoảng thời gian. Chính vì thế, các bạn hãy đóng trang web lại và truy cập vào một trong khoảng thời gian khác. Lúc này, máy chủ mới hoạt động ổn định, xử lý yêu cầu HTTP như mong muốn.

Liên hệ trực tiếp với quản trị viên trang web để được hỗ trợ

Nếu các bạn đã sử dụng hết những phương pháp trên nhưng vẫn không hiệu quả thì các bạn hãy liên hệ trực tiếp với quản trị viên trang web để xác nhận chính xác nguyên nhân, đồng thời tìm ra các khắc phục Lỗi 503 Service Unavailable một cách nhanh chóng nhất.

Cách khắc phục Lỗi 503 Service Unavailable cho WordPress hiệu quả

  • Khôi phục theme WordPress mặc định

Bước 1:

Tại mục File trong hPanel, thực hiện lần lượt File Manager > public_html > wp- content/themes.

Xem thêm  Favicon là gì? Tìm hiểu Tổng quát về Cách Tạo Favicon

Bước 2:

Tiếp theo, các bạn đến thư mục của theme hiện tại mà bạn đang sử dụng, các bạn hãy đặt tên mới cho theme đó. Chẳng hạn như, các bạn có theme my-theme thì đưa chuột phải vào theme đó. Đặt tên thư mục theme sang my-theme-off. Theme WordPress của các bạn sẽ được chuyển sang theme mặc định WordPress.

Lỗi 503 Service Unavailable là gì

Bước 3:

Sau khi hoàn tất, các bạn tải lại trang quản lý admin của WordPress.

  • Vô hiệu hóa tất cả các plugin đang kích hoạt

Các bạn truy cập vào thư mục cài đặt WordPress qua File Manager cPanel/ Direct Admin hay phần mềm FTP => wp-content/ plugin/ tìm tới địa chỉ/ => đổi tên toàn bộ thư mục các plugin mà bạn đã cài đặt (thêm _old sau tên thư mục chẳng hạn).

Lỗi 503 Service Unavailable là gì

Nếu như trang web của các bạn hoạt động bình thường thì hãy thử kích hoạt lần lượt từng plugin (như đổi tên từng thư mục trở lại như cũ) cho đến khi Lỗi 503 Service Unavailable xuất hiện. Các bạn sẽ hiểu được plugin là nguyên nhân chính gây ra lỗi đó và khắc phục chúng.

  • Nâng cấp hosting

Một trong những vấn đề khác nữa chính là hosting đang sử dụng có cấu hình quá thấp còn trang web của bạn lại phải cài đặt quá nhiều plugin nặng hay lượng truy cập nhiều thì việc bạn cần làm chính là nâng cấp hosting hay chuyển qua dịch vụ hosting khác tốt hơn.

Trong trường hợp server của bạn bị quá tải cũng là một nguyên nhân khiến cho Lỗi 503 Service Unavailable xảy ra. Nếu vậy hãy liên hệ với các dịch vụ về hosting nhằm kiểm tra xem có sự cố gì xảy ra hay không.

  • Lỗi 503 Service Unavailable do mã custom PHP code

Nếu các bạn tiến hành các bước trên nhưng chưa thành công thì các bạn cần phải kiểm tra những mã PHP tùy chỉnh mà bạn đã thêm vào trang web. Khi trang web gặp Lỗi 503 Service Unavailable, các bạn không truy cập được trang quản lý admin của WordPress nên sẽ không thể sử dụng được các công cụ hỗ trợ. Trong tình huống này, bạn có thể sử dụng WP_DEBUG trong File Manager:

Bước 1: Truy cập hPanel, đến File Manager > public_html.

Bước 2: Tìm và mở file wp-config.php tại thư mục cài đặt của WordPress.

Bước 3: Tới WP_DEBUG có dạng define (‘WP_DEBUG,false). Nếu các bạn chưa có thư mục này thì có thể thêm nó vào phía trên dòng /*That’s all, stop editing! Happy blogging.*/

Xem thêm  SSL là gì? Cách tạo Chứng chỉ SSL Miễn Phí với Let’s Encrypt

define (‘WP_DEBUG’, true):

define (‘WP_DEBUG_LOG’, true);

define (‘WP_DEBUG_DISPLAY’, false);

@ini_set (‘display_errors’, 0);

Lỗi 503 Service Unavailable là gì

Bước 4: Sau khi hoàn thành, hãy chọn nút Save & Close.

Chú ý, nếu các bạn đã thiết lập WP_DEBUG trong file wp-config.php, hãy kích hoạt chúng bằng cách chỉnh giá trị từ false sang true.

Bước 5: Tải lại website, chúng sẽ hiển thị mã lỗi cho bạn biết.

Bên cạnh đó, các bạn có thể xem error log trong file/ public_html/error_log tại thư mục File Manager.

  • Restore dữ liệu backup

Một trong những cách đơn giản, hữu hiệu để khắc phục Lỗi 503 Service Unavailable (nếu bạn không thể tìm được nguyên nhân) thì hãy thử restore dữ liệu từ bản backup có sẵn. Chính vì thế mà các bước sao lưu dữ liệu trang web vô cùng cần thiết để bạn có thể áp dụng phương pháp này.

Tuy nhiên, nếu các bạn đã áp dụng hết các phương pháp nhưng không thành công thì có thể cài đặt lại toàn bộ WordPress hoặc liên hệ với phòng kỹ thuật nhằm được hỗ trợ một cách nhanh nhất.

Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về Lỗi 503 Service Unavailable và cách khắc phục lỗi này nhanh chóng, đơn giản, hiệu quả nhất. Hãy theo dõi Nhật Nam Media để theo dõi nhiều kiến thức, thông tin bổ ích về quảng cáo, truyền thông nhé!

Bài viết liên quan

PWA là gì?
PWA (Progressive Web App) là gì? Tìm hiểu về Cách Xây Dựng PWA cho Website
Lỗi 500 Internal Server Error là gì
Giới thiệu lỗi 500 Internal Server Error là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục nhanh chóng
Hướng dẫn cài đặt XAMPP
Giới thiệu XAMPP là gì? Hướng dẫn cài đặt XAMPP cách sử dụng đơn giản phổ biến nhất hiện nay
Hướng Dẫn Cách Tạo Database trong SQL Sever và phpMyAdmin
Lỗi 404 Not Found là gì
Lỗi 404 Not Found là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục lỗi nhanh chóng, dễ dàng, hiệu quả nhất
Máy Chủ Ảo VPS là gì? Hướng dẫn Sử dụng Cài đặt VPS Toàn Tập
Cơ sở dữ liệu Database là gì? Tổng Quan Vai Trò Tầm Quan Trọng
DNS là gì
DNS là gì? Kiến thức Tổng quan DNS Toàn tập
Tổng Hợp Các Plugin Cần thiết cho WordPress Nhất định Phải biết
Tổng Hợp Các Plugin Cần thiết cho WordPress Nhất định Phải biết
cài đặt ssl
SSL là gì? Cách tạo Chứng chỉ SSL Miễn Phí với Let’s Encrypt
thiết kế database là gì
Hướng dẫn Thiết Kế Cơ Sở Dữ Liệu Database MYSQL Toàn Tập
Web Service là gì?
Web Services là gì? Tìm hiểu tổng quan về Web Services

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *