Event Marketing là gì? Tầm quan Trọng của Event trong Marketing

Event đã không còn là một loại hình hoạt động mới lạ trong cuộc sống hiện nay. Event thường được tổ chức bởi các doanh nghiệp khác nhau với những mục đích khác nhau. Những event được tổ chức nhằm cho mục đích quảng bá của doanh nghiệp gọi là event marketing. Vậy chúng có ý nghĩa như thế nào và tổ chức ra sao? công ty thiết kế website TpHCM Nhật Nam Media sẽ giải đáp cho bạn thông qua bài viết dưới đây nhé.

Contents

Event là gì? Event marketing là gì?

Event hay còn được gọi là sự kiện, là hoạt động quy tụ nhiều người tham gia trong một mốc thời gian và không gian cụ thể được diễn ra trực tiếp hay theo hình thức online tuỳ mục đích và nhu cầu của người tổ chức sự kiện. Event marketing là một chiến lược quảng cáo liên quan đến việc tiếp xúc trực tiếp giữa các công ty và khách hàng của họ tại các sự kiện đặc biệt như các buổi hòa nhạc, hội chợ và các sự kiện thể thao.

Event là gì
Event marketing là gì

Những sự kiện này có thể trực tuyến hoặc bên ngoài, các công ty có thể tham gia với tư cách là người tổ chức, người tham gia hoặc nhà tài trợ để tiếp cận người tiêu dùng nhằm quảng bá sản phẩm hay để lại ấn tượng về thương hiệu thông qua lấy mẫu trực tiếp hoặc hiển thị tương tác. Các marketer thường áp dụng event như một chiến lược kinh doanh để quảng bá thương hiệu, dịch vụ hay sản phẩm của họ với sự tham gia của khách hàng và các nhà tài trợ. Event marketing biến những khách hàng tiềm năng thành khách hàng và khách hàng trung thành.

Ý nghĩa của event marketing

Ý nghĩa của event marketing đối với doanh nghiệp là giúp doanh nghiệp tăng độ nhận diện thương hiệu, quảng bá sản phẩm, tăng khách hàng tiềm năng và tăng doanh thu. Nó là một phần quan trọng trong chương trình truyền thông marketing hỗn hợp của nhiều công ty, là cơ hội để các doanh nghiệp, các nhãn hàng có thể kết nối hiệu quả với người tiêu dùng, vì ở đó mọi người dễ dàng tiếp nhận những thông điệp quảng cáo.

Bên cạnh đó, nó còn có thể được sử dụng để truyền tải những thông điệp mang tính nhân văn hay tính giải trí như bản chất vốn có của mình. Khi những event marketing được tổ chức dựa trên tiền đề đó sẽ gây được nhiều ấn tượng mạnh với người tiêu dùng hơn.

Các event marketing mang ý nghĩa phổ biến như:

  • Event dành cho các hoạt động tri ân và chăm sóc khách hàng với những chương trình khuyến mãi, giảm giá, bảo tồn, bảo dưỡng sản phẩm,…
  • Event truyền tải đậm nét văn hóa dân tộc về những món ăn truyền thống, những tập tục, văn hóa dân gian, câu chuyện lịch sử,…cũng là nơi để mọi người trao đổi, giao lưu với nhau.
  • Hay những event dưới loại hình hoạt động từ thiện như những buổi họp báo và  sự kiện đẩy bán sản phẩm nhằm quyên góp và kêu gọi quyên góp cho trại trẻ mồ côi, những mảnh đời bất hạnh,… thể hiện tinh thần tương thân tương ái, rách lành đùm bọc của dân tộc.

Hơn thế, người tiêu dùng thường mong muốn các công ty tham gia vào các sự kiện bởi họ sẽ khiến các sự kiện thú vị và hấp dẫn hơn. Sự kiện có thể là nơi phát hàng mẫu, hay thông tin về sản phẩm dịch vụ, hoặc cũng là nơi khách hàng được trải nghiệm sản phẩm.

Mục đích của tổ chức event marketing

Khi doanh nghiệp thực hiện tổ chức event hay tham gia tổ chức, tham dự với tư cách khách mời hay nhà tài trợ đều sẽ góp phần quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp, tăng độ nhận diện thương hiệu và giúp người tiêu dùng biết đến các sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Từ đó, tăng số lượng khách hàng tiềm năng đồng thời củng cố được lượng khách hàng trung thành để đạt mục đích cuối cùng là tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Tùy theo mục đích của bên tổ chức mà loại hình sự kiện cũng như quy mô tổ chức sẽ được lựa chọn cho phù hợp. Ý tưởng cho sự kiện cũng góp một phần quan trọng làm gia tăng sự hứng thú của khách hàng và lôi kéo được nhiều người tham gia. Những sự kiện với ý tưởng độc đáo, mới lạ thường sẽ kích thích được tính tò mò và có xu hướng được ủng hộ nhiều hơn.

Mục đích tổ chức event là gì
Mục đích tổ chức event là gì

Event marketing là một phần quan trọng trong chương trình truyền thông marketing hỗn hợp của nhiều công ty. Bởi đây là nơi có nhiều cơ hội quảng cáo tuyệt vời và cũng là cách để thương hiệu kết nối với khách hàng có những lối sống, sở thích và hoạt động nhất định. Thông qua sự kiện, các doanh nghiệp, các nhãn hàng có thể kết nối hiệu quả với người tiêu dùng.

Event marketing là một trong những cách tốt nhất để:

  • Xây dựng nhận thức về thương hiệu
  • Tăng sự tham gia của khách hàng
  • Tạo khách hàng tiềm năng
  • Giáo dục khách hàng tiềm năng
  • Đẩy bán sản phẩm tới khách hàng

Các hình thức event marketing phổ biến

Có những loại hình thức tổ chức event nào? Tùy vào từng mục đích mà doanh nghiệp sẽ tổ chức với những hình thức khác nhau. Thông thường dưới những dạng sau:

Event khách hàng

Event khách hàng thường được tổ chức dưới dạng những buổi tri ân, họp báo hay giới thiệu sản phẩm mà mục đích chủ yếu là marketing cho doanh nghiệp. Dạng event này thường không mang thêm những ý nghĩa khác, chỉ được thực hiện nhằm để quảng bá và cung cấp những hoạt động hướng đến khách hàng như giảm giá, khuyến mãi, tặng quà, bốc thăm trúng thưởng hay phổ biến bản dùng thử sản phẩm mới,…

Event doanh nghiệp

Event trong doanh nghiệp thường mang tính chất nội bộ, đa phần được tổ chức dưới dạng các hội thảo, hội nghị, lễ khai trương, khánh thành, cuộc họp cổ đông,…Tuy nhiên, những loại hình event này cho phép việc mời các ký giả, nhà báo có tên tuổi và đáng tin cậy đến tham dự.

Event là gì
Event doanh nghiệp

Doanh nghiệp có thể dễ dàng dựa vào đó để góp phần quảng bá hình ảnh công ty, đó là cơ hội để công bố tình hình kinh doanh, những lợi thế và truyền tải những thông tin tích cực cho doanh nghiệp trên các nền tảng truyền thông xã hội. Đó là lý do vì sao mà các doanh nghiệp rất chú trọng đầu tư để tổ chức các event mang tính chuyên nghiệp.

Xem thêm  Market Size là gì? Các bước Xác định Quy mô Thị trường

Event phi lợi nhuận

Loại hình event này được tổ chức nhằm mục đích từ thiện, thực hiện những buổi kêu gọi quyên góp và tặng quà, những chuyến đi đến những vùng miền sâu xa,… là những event mang ý nghĩa nhân văn, khơi dậy lòng bác ái của mọi người. Bên cạnh đó, nó cũng là một hình thức giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp và hình ảnh về công ty với lòng nhân đạo, mang đến cái nhìn tích cực cho mọi người từ đó thu hút những khách hàng tiềm năng.

Các chương trình event marketing hoàn toàn có thể tổ chức triển khai trong một ngày hoặc nhiều ngày, ở một hoặc nhiều khu vực khác nhau, với quy mô vài trăm người hoặc hàng ngàn người. Điều đó có nghĩa là không có một số lượng giới hạn nhất định nào cho một sự kiện.

Tại sao event lại quan trọng trong chiến lược marketing?

Theo như dự đoán từ Cục Thống kê Lao động tại Mỹ, ngành sự kiện này sẽ tăng trưởng 44% trong giai đoạn 2010-2020, vượt hầu hết các dự báo tăng trưởng cho ngành công nghiệp khác. Báo cáo Event Marketing 2019: điểm chuẩn và xu hướng của Bizzabo cho thấy hầu hết các marketer tin rằng event là kênh marketing hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu kinh doanh. Những phát hiện bổ sung từ báo cáo bao gồm:

  • Trong khoảng thời gian từ năm 2017 đến 2018, số lượng các công ty tổ chức 20 sự kiện trở lên mỗi năm tăng đến 17%.
  • Phần lớn các nhà lãnh đạo công ty đều ủng hộ các chiến lược sự kiện của công ty họ, nhưng sự hỗ trợ này phụ thuộc vào khả năng của các nhóm sự kiện để chứng minh ROI.
  • Các doanh nghiệp thành công nhất đang chi 1,7 lần ngân sách marketing trung bình cho các sự kiện trực tiếp.

Hầu hết các doanh nghiệp đều ứng dụng event – chiến lược marketing hiệu quả trong các hoạt động quảng bá bởi nó là một trong những cách tốt nhất có thể giúp các doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh và nổi bật hơn so với đối thủ nhờ tính tương tác cao.

Bằng cách tiếp cận mỗi sự kiện như một cơ hội riêng biệt để tạo ấn tượng, một thương hiệu có thể điều chỉnh những nỗ lực của họ để tác động tối ưu đến từng đối tượng. Kết hợp chiến dịch digital marketing và chiến dịch event marketing giúp doanh nghiệp tạo ra mối quan hệ lâu dài và có ý nghĩa hơn đối với người mua hàng.

Các hình thức event marketing

Cùng với sự phát triển của công nghệ và internet qua từng năm kết hợp với nhu cầu ngày càng tăng của con người, những sự kiện giờ đây đã không còn nhất thiết phải tổ chức trực tiếp ở bên ngoài nữa. Các doanh nghiệp hiện nay có thể lựa chọn tổ chức các sự kiện theo hình thức trực tuyến hoặc trực tiếp nhờ có sự ra đời của các ứng dụng cho phép tổ chức những sự kiện, cuộc họp và các buổi gặp mặt online đang dần trở nên phổ biến hơn. Do đó mà tiết kiệm được nhiều thời gian lẫn chi phí cho cả khách mời và nhà tổ chức.

các loại hình event marketing
Các loại hình event marketing

Tuy nhiên, người làm marketing cũng cần có sự hiểu biết vững chắc về từng loại sự kiện để có thể xác định được những cái nào phù hợp nhất với mục tiêu cụ thể của mình. Hãy tham khảo một số loại hình event marketing dưới đây:

  • Sự kiện marketing trực tuyến.
  • Hội thảo trực tuyến.
  • Sự kiện phát trực tiếp.
  • Sự kiện trực tiếp.
  • Triển lãm thương mại.
  • Hội nghị.
  • Sự kiện VIP.
  • Ngày hội việc làm và sự kiện tuyển dụng.

Cách đo lường kết quả của event marketing

Dù là đối với các chiến lược event marketing hay cho bất cứ một công việc nào khác, để đạt được hiệu quả tốt nhất cần thiết phải xác định được mục tiêu rõ ràng. Sau khi xác định được mục tiêu từ đó đánh giá và đo lường sự thành công của sự kiện sẽ giúp xác định được tính phù hợp cũng như khả năng thực hiện của sự kiện, điều này quan trọng như chính bản thân sự kiện đó. Thực hiện theo các phương pháp dưới đây có thể giúp bạn tìm được mục tiêu mình muốn hướng đến.

Chọn mục tiêu thông minh

Bằng cách chọn mục tiêu thông minh bằng phương pháp này sẽ giúp bạn đạt được kết quả mong muốn theo cách hiệu quả nhất có thể.

  • Mục tiêu cụ thể: Khi đặt mục tiêu cho sự kiện, hãy cụ thể về những gì bạn muốn hoàn thành. Mục tiêu càng rõ ràng bạn sẽ càng tiến gần hơn đến việc đạt được chúng. Mô hình câu hỏi “5W1H” (bao gồm What – cái gì, Who – cho ai, Where – ở đâu, Why – tại sao, When – khi nào và How – như thế nào) có thể giúp cho mục tiêu của bạn trở nên cụ thể hơn.
  • Mục tiêu đo lường được: Các mục tiêu sẽ hiệu quả hơn khi chúng  trở nên cụ thể và có thể được định lượng nghĩa là mục tiêu phải gắn liền với những con số, bởi vì sau đó bạn có thể đo lường tác động trực tiếp của chúng. Để có thể xác định mục tiêu đo lường được, hãy tự đặt câu hỏi: “Số liệu nào sẽ được sử dụng để xác định mục tiêu đã hoàn thành.”, các tiêu chí được sử dụng có thể là doanh thu, chi phí hoặc lợi nhuận mong muốn,..
  • Mục tiêu có thể đạt được: Bạn có thể kì vọng rằng mục tiêu bạn đặt ra sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất hay thậm chí hơn cả bạn mong đợi nhưng bạn nên hiểu rõ như thế nào nghĩa là không thực tế. Hãy xem xét, đánh giá kỹ lưỡng mọi thứ và chỉ đặt ra những mục tiêu bạn có khả năng thực hiện được, đừng đặt ra những mục tiêu vượt quá tầm với của bản thân.
  • Định hướng kết quả: Mục tiêu nên đo lường kết quả, không phải hoạt động. Nghĩa là, bạn chỉ có thể đánh giá mức độ hoàn thành của mục tiêu dựa trên mức độ hoàn thành và hiệu quả của các công việc bạn đề ra cho mục tiêu đó. Ví dụ, mục tiêu bạn đề ra khi gửi 5 mail cho nhà tài trợ là nhận được sự tài trợ của họ chứ không phải là gửi đủ số lượng mail yêu cầu tài trợ cho họ.
  • Giới hạn thời gian: Một mục tiêu khi đề ra nên có một deadline cụ thể. Mục đích chủ yếu là để kiểm soát được tiến độ hoàn thành mục tiêu. Deadline được đưa ra cũng cần phải hợp lý với mục tiêu, không nên quá dài hay quá ngắn. Một deadline quá xa so với mức cần thiết sẽ khiến người thực hiện trở nên ì ạch, trễ nãi nhưng nếu deadline quá ít thời gian thì sẽ làm giảm tính hiệu quả của quá trình thực hiện mục tiêu. Bên cạnh đó, deadline sẽ có vai trò vừa là cột mốc thời gian cho những mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy người chịu trách nhiệm hoàn thành nó. Nếu không có deadline, khả năng mục tiêu không đạt được đúng như mong muốn là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra.
Xem thêm  Xây Dựng Chiến Lược Marketing Hiệu quả x3 Doanh thu

9 KPI để đo lường thành công event

Dưới đây là 9 chỉ số dùng để đo lường mức độ thành công của event marketing.

Các đề cập trên truyền thông mạng xã hội

Mức độ phổ biến của sự kiện trên mạng xã hội cũng là một trong những tiêu chí quan trọng giúp đo lường sự thành công của sự kiện đó. Ngày nay, khi internet và mạng xã hội phát triển, quá dễ dàng để một sự kiện có thể tiếp cận đến mọi người và gia tăng số lượng người tham gia. Khi có một nhóm người thích thú với sự kiện của bạn, họ sẽ đồng loạt tương tác và chia sẻ nó, như vậy nó càng có thể tiếp cận đến nhiều người hơn. Từ đó, bạn có thể nắm bắt được tính phù hợp của sự kiện và biết được mọi người có hứng thú của đối với sự  kiện của bạn hay không.

Những chỉ tiêu đo lường thành công event là gì
Những chỉ tiêu đo lường thành công event là gì

Sự hài lòng của người tham dự

Mục tiêu cuối cùng mà các doanh nghiệp muốn hướng đến khi tổ chức event marketing có thể khác nhau nhưng mục tiêu chung của tất cả sự kiện là cần phải làm hài lòng những người tham dự, bởi vì khi họ hài lòng thì những mục tiêu khác mới có thể thành công. Tuy nhiên, hãy xác định rõ rằng bạn muốn khiến họ hài lòng ở khía cạnh nào, về mặt kiến thức hay giải trí, chăm sóc khách hàng hay sản phẩm,… Một cách tuyệt vời để đo lường mức độ hài lòng của người tham dự là bằng cách tính:  Điểm hài lòng = % số lượng người hài lòng – % số lượng người không hài lòng.

Sự tương tác của người tham dự

Sự tương tác của người tham dự đối với sự kiện là một trong những yếu tố cho thấy họ có hứng thú với sự kiện đó hay không. Khi người tham dự cảm thấy một sự kiện có khả năng mang lại giá trị cho họ hay làm họ thấy thích thú thì tự nhiên họ sẽ thể hiện sự tương tác đối với sự kiện đó, sự tương tác có thể thông qua các nền tảng mạng xã hội như chia sẻ hình ảnh, lôi kéo người tham gia hoặc tương tác trực tiếp tại sự kiện, càng có nhiều người tương tác với sự kiện thì mức độ thành công của sự kiện sẽ càng tăng.

Hãy theo dõi mức độ tương tác của đối tượng khách hàng mình nhắm đến ở thời điểm trước, trong và sau sự kiện để biết được lúc nào sự tương tác được đẩy lên cao nhất và khi nào sẽ hạ xuống thấp nhất. Bạn có thể đo lường mức tương tác bằng cách thống kê số lượng câu hỏi mà người tham dự quan tâm và đặt ra, những ý kiến nào được số đông đề cập đến, có bao nhiêu người kết nối các hoạt động có trong sự kiện hoặc đơn giản là bao nhiêu người biết đến sự kiện và bày tỏ sự quan tâm khi nó thu hút được họ.

Sự tương tác của diễn giả

Nội dung của một event marketing không chỉ bao gồm những hoạt động trong sự kiện mà còn có cả những bài phát biểu đến từ các diễn giả. Bạn không bao giờ có thể biết được liệu một bài phát biểu có trở thành điểm nhấn tạo tiếng vang cho sự kiện của bạn hay không. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng các diễn giả mà bạn lựa chọn có khả năng truyền đạt tốt và có thể cung cấp những kiến thức có giá trị cho người tham dự trong bài phát biểu đó.

Bạn có thể theo dõi trang hồ sơ trên các nền tảng mạng xã hội của các diễn giả để nắm bắt được có bao nhiêu người đang kết nối với diễn giả, bao nhiêu người cảm thấy thích thú với sự có mặt của diễn giả trong sự kiện và bao nhiêu người sẽ sẵn sàng lắng nghe những bài phát biểu của diễn giả đó.

Số lượng đăng ký

Sự thành công từ chiến dịch marketing sẽ được thể hiện rõ ràng khi so sánh giữa số lượng người đăng ký trước và số lượng thực sự đã checkin tại sự kiện. Chúng có đạt được KPI mà bạn đã đề ra trước đó không? Đây là một số liệu quan trọng cần phải xem xét để nắm rõ được tính hiệu quả của chiến dịch truyền thông.

Số lượng đăng kí tham gia
Số lượng đăng kí tham gia

Nếu việc quảng bá sự kiện và liên hệ của bạn đến những người tham dự hoạt động tốt, hai con số sẽ gần như bằng nhau hoặc số lượng tham gia thực tại sự kiện cao hơn nhiều so với lượng đăng ký trước và vượt xa KPI mà bạn đã đề ra . Tuy nhiên, nếu hai con số cách xa nhau và thậm chí lượng khách đến tham dự còn giảm hơn nhiều so với lượt đăng ký trước thì bạn nên xem xét kỹ tất cả các hoạt động của mình và tìm ra đâu là nguyên nhân mà họ đã đăng kí nhưng không đến tham dự.

Tổng số lần đăng ký

Đảm bảo ghi lại số lần đăng ký trong ngày của sự kiện và so sánh số này với tổng số lần đăng ký. Sự khác biệt cao giữa hai con số này sẽ đáng để xem xét. Tương tự như đăng ký, tổng số lần đăng ký có thể được cắt theo nhiều cách khác nhau để hiểu rõ hơn về nhân khẩu học của người tham dự.

Tỷ lệ chi phí trên doanh thu

So sánh tỷ lệ chi phí trên doanh thu sẽ giúp bạn nắm được mức độ thành công của các khoản đầu tư cụ thể. Khi lượng chi phí bạn bỏ ra đã mang về cho bạn một lượng doanh thu vượt ngoài mong đợi nghĩa là những chiến lược của bạn cho sự kiện đã phát huy hiệu quả, lựa chọn tiếp tục duy trì hay đổi mới sẽ tùy vào mục tiêu tiếp theo của bạn.

Xem thêm  OOH là gì? Vì sao OOH là Một phần Quan trọng Của Marketing?

Tổng doanh thu

Đây là một trong những chỉ số quan trọng để đo lường hiệu quả của sự kiện. Tổng doanh thu cho bạn thấy sự kiện mang lại lợi nhuận như thế nào. Nó cũng là một số liệu phải được đào sâu hơn vì tổng doanh thu có thể tiết lộ một số thông tin quan trọng như: loại vé nào được bán nhanh nhất, thời điểm nào thì lượng vé bán sẽ đạt KPI, khách hàng ưa chuộng sản phẩm trong gian hàng nào nhiều nhất, ngoài ra họ còn sẵn sàng chi trả cho một khoản chi phí nào khác để đạt được trải nghiệm đáng có hay không?… Vậy thì từ đó bạn sẽ có hướng điều chỉnh những chiến lược kinh doanh của mình để phù hợp với thị hiếu của khách hàng.

Khách hàng chuyển đổi

Khi sự kiện diễn ra nghĩa là bạn sẽ làm tăng khả năng có thêm lượng khách hàng tiềm năng mới. Số lượng khách hàng tiềm năng mới nhiều hay ít không thực sự quan trọng bằng số lượng khách hàng tiềm năng mà sẽ trở thành khách hàng của công ty bạn, tức là lượng khách hàng chuyển đổi tăng thêm dựa trên doanh số bán. Bạn phải xác định ý nghĩa của nhóm khách hàng tiềm năng này đối với công ty của bạn, hãy theo dõi những khách hàng nào thực sự dẫn đến một thỏa thuận hợp đồng. Từ đó, bạn sẽ hiểu được chiến thuật nào hiệu quả và dễ dàng lập kế hoạch phù hợp hơn trong tương lai để có thể gia tăng lượng khách hàng chuyển đổi.

Những lưu ý để tổ chức event thành công

Quy mô của một event càng lớn thì càng có nhiều việc phải làm để tổ chức được một event thành công, vì thế mà nó không hề là một công việc dễ dàng. Bạn không thể chắc chắn 100% rằng sẽ không có sai sót xảy ra nhưng bạn nhất định phải giảm thiểu khả năng xảy ra sai sót cho event xuống mức thấp nhất. Ghi nhớ những lưu ý sau để có thể xây dựng được một event hoàn hảo.

  • Tìm kiếm địa điểm thích hợp

Sau khi thống nhất được ngày diễn ra event, bạn phải ngay lập tức tìm kiếm và ấn định một địa điểm thích hợp, đủ rộng để tổ chức sự kiện. Bạn nên tìm kiếm một địa điểm địa điểm gần mọi người nhất, đảm bảo sự di chuyển thuận lợi. Nếu công ty bạn ở Tân Bình, hãy nghĩ đến việc tổ chức sự kiện công ty ở khu vực lân cận, thay vì chọn một địa điểm trung tâm nhưng khoảng cách rất xa ở quận 1, quận 3. Điều này vừa giúp bạn tăng thêm thiện cảm với người tham dự vừa giúp giảm chi phí.

  • Gửi thư mời kèm theo thông điệp hợp lý

Thư mời đóng góp một phần quan trọng trong việc thu hút khách mời, người được mời sẽ cảm thấy bản thân được tôn trọng và là nhân tố cần thiết cho thành công của sự kiện. Bên cạnh đó, thư mời sẽ nêu rõ mục đích của sự kiện và những hoạt động sẽ xảy ra trong sự kiện đó cùng những giá trị có thể nhận được khi tham gia. Chẳng một ai muốn tham gia một sự kiện mà thậm chí còn không biết nó có giúp ích được gì cho mình hay không, vậy nên hãy đảm bảo thư mời của bạn được xây dựng dựa trên mô hình 5W1H.

Những lưu ý khi tổ chức event
Những lưu ý khi tổ chức event
  • Luôn để ý mọi chi tiết, dù là nhỏ nhất

Những tiểu tiết bạn thường cho là không đáng để tâm nhưng đôi khi lại có thể là yếu tố quyết định cả đại cục. Ví như việc chuẩn bị nước uống và khăn ướt cho khách mời hay sắp xếp khu vực giữ xe miễn phi cho người tham dự,.. có thể chỉ là những điều nhỏ nhặt nhưng lại tạo được thiện cảm và khiến cho họ cảm thấy rằng bạn đã có sự chú tâm và kỹ lưỡng trong công tác chuẩn bị. Vì thế, hãy quan sát đến mọi chi tiết dù là lớn hay nhỏ để khi phát sinh vấn đề thì bạn luôn có thể giải quyết nhanh chóng và gọn ghẽ.

  • Lúc nào cũng phải thủ sẵn “kế hoạch B”

Luôn có sẵn một kế hoạch dự phòng để tránh những tình huống không mong muốn có thể xảy ra. Vì mọi thứ không phải lúc nào cũng sẽ hoàn hảo như những gì bạn sắp xếp, có sẵn một kế hoạch dự phòng chính là để khi phát sinh vấn đề bạn sẽ có cách giải quyết nhanh gọn và tiết kiệm được nhiều thời gian hơn.

  • Không để kinh phí vượt quá ngân sách cho phép

Tổ chức một sự kiện phải phù hợp với nguồn ngân sách có giới hạn mới là điều quan trọng. Không một doanh nghiệp nào muốn bỏ một đống tiền ra cho một sự kiện mà không đem lại hiệu quả gì. Một sự kiện quá xa hoa mà không để lại được ấn tượng cho khách hàng về sản phẩm hay doanh nghiệp, không đạt được lượng khách hàng chuyển đổi như mong muốn sẽ trở thành một sự lãng phí về thời gian, tiền bạc và công sức. Ngoài ra, sự kiện sẽ luôn có những khoản phát sinh bất ngờ nhưng phải đảm bảo nó sẽ không phát sinh quá mức, lập danh sách những khoản chi phí có thể phát sinh cũng là điều cần thiết trong quản lý chi tiêu cho sự kiện.

Vậy là trên đây Nhật Nam Media đã cung cấp cho bạn toàn bộ thông tin bạn cần biết về event, chỉ số đo lường mức độ thành công cũng như những lưu ý để có thể tổ chức event hiệu quả. Hy vọng bài viết này sẽ mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích và giúp giải đáp được thắc mắc của bạn.

Bài viết liên quan

Chiến lược sản phẩm
Tổng quan Chiến lược Sản Phẩm (Product strategy) trong Marketing
Chiến lược giá “hớt váng” là gì?
Chiến lược Giá “Hớt Váng” (Price Skimming Strategy) là gì?
B2B là gì?
B2B là gì? Tổng quan Mô hình B2B tại Việt Nam
Marketing research là gì?
Market Research là Gì? Tổng quan về nghiên cứu thị trường
Mô hình b2c
B2C là gì? Các loại Mô hình Kinh doanh B2C hiện Nay
Outbound Marketing
Outbound Marketing Là Gì? So Sánh Giữa Outbound Và Inbound Marketing
Chiến lược
Xây Dựng Chiến Lược Marketing Hiệu quả x3 Doanh thu
campaign là gì
Campaign là gì? 15 Chiến dịch Marketing kinh điển của Thế Giới
Proposal là gì?
Proposal là Gì? Cách viết, Kèm 20 Proposal mẫu Miễn phí
4c marketing
4C Trong Marketing Là Gì? Sự Kết Hợp Giữa 4C và 4P Trong Marketing
SWOT là Gì?
SWOT là Gì? Cách phân Tích, áp Dụng thực Tế
marketing funnel là gì
Marketing Funnel là gì? Vai trò trong xây dựng phễu marketing

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *