Cấu trúc Silo là Gì? Hướng dẫn 5 bước Đánh bại Đối thủ

Cấu trúc Silo sẽ giúp bạn xây dựng hệ thống nội dung trang web của mình đạt hiệu quả cao trong việc cải thiện SEO của bạn và đồng thời giúp từ khóa của bạn dễ dàng được xếp hạng trên Google. Hãy cùng công ty thiết kế website TpHCM Nhật Nam Media tìm hiểu cấu trúc Silo là gì và nó hoạt động như thế nào để cải thiện SEO cho trang web của bạn.

cấu trúc silo

Contents

Cấu trúc Silo là gì?

Cấu trúc Silo là cấu trúc trang web nhóm các trang nói về cùng một chủ đề thông tin. Việc ứng dụng Silo vào SEO càng phát triển khi các bài viết trong cụm chủ đề được phân bổ tốt và tạo ra chiều sâu cho nội dung.

Nhìn chung, có hai cách để nhóm các trang. Phân nhóm theo danh mục (Silo vật lý) và phân nhóm theo liên kết nội bộ (Silo ảo).

Trước khi đi vào chi tiết về các loại Silo ở trên, hãy để Nhật Nam Media giải thích lý do tại sao bạn nên triển khai cấu trúc Silo trên trang web của mình.

Vai trò của cấu trúc Silo trong SEO

Có nhiều mô hình khác nhau để xây dựng nội dung và cấu trúc trang web. Tuy nhiên, người làm SEO quan tâm nhất đến hai loại cấu trúc Website: cấu trúc Silo và cấu trúc phẳng

Nếu bạn chọn sắp xếp nội dung trang web của mình theo cấu trúc phẳng thì mình không có ý kiến gì. Nhưng mình sẽ giải thích tại sao các chuyên gia SEO vẫn thích xây dựng các trang web theo cấu trúc Silo.

cấu trúc silo
Vai trò của cấu trúc Silo trong SEO

Giúp công cụ tìm kiếm thu thập thông tin và lập chỉ mục hiệu quả

Mỗi ngày, các công cụ tìm kiếm sử dụng hàng tỷ con bot để thu thập dữ liệu và lập chỉ mục hàng triệu trang web trên khắp thế giới. Cấu trúc silo sắp xếp các trang có nội dung thông tin liên quan nói về cùng một chủ đề và được liên kết chặt chẽ với nhau.

Googlebot điều hướng trên trang web của mình rất dễ dàng và hiệu suất thu thập dữ liệu đạt mức cao nhất. Điều này giúp tăng thẩm quyền của trang web (Domain Authority) về chủ đề mà nội dung đang nói đến.

cấu trúc silo
Giúp công cụ tìm kiếm thu thập thông tin và lập chỉ mục hiệu quả

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Hãy coi trang web của bạn như một cuốn sách. Cấu trúc Silo chia nội dung “cuốn sách” thành các phần riêng biệt. Nội dung của các phần này có liên quan đến nhau.

Nó cho phép người dùng nắm bắt nội dung trang web của bạn và dễ dàng điều hướng đến các trang và bài viết khác mà không cần quay lại truy vấn của công cụ tìm kiếm.

Một số lợi ích của cấu trúc Silo đối với dự án SEO

Không có nội dung bị bỏ qua

Các công cụ tìm kiếm sử dụng các liên kết để tìm thêm nội dung trong một trang web. Nên bằng việc liên kết các nội dung khoa học và chặt chẽ, bạn sẽ cải thiện cơ hội để Googlebot thu thập hết tất cả dữ liệu mà không bỏ sót một phần nào.

Tăng trải nghiệm người dùng

Một trong những tính năng quan trọng nhất mà một trang web kinh doanh nên có là cấu trúc nội dung rõ ràng. Khi người dùng hiểu rõ về nội dung trang web của bạn và cách lấy thông tin họ cần, họ sẽ dành nhiều thời gian hơn trên trang web của bạn.

Thời gian trên trang web lâu hơn có nghĩa là tỷ lệ thoát thấp hơn và xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm. Và đây là số liệu mà các công cụ tìm kiếm đang theo dõi chặt chẽ. Do đó, cấu trúc Silo cải thiện trải nghiệm người dùng cho khách truy cập của bạn và cải thiện SEO của bạn.

cấu trúc silo
Tăng trải nghiệm người dùng

Lập chỉ mục công cụ tìm kiếm

Giả sử trang web của bạn chỉ là một tập hợp các trang, tất cả đều được liên kết với trang chủ của bạn. Khi các công cụ tìm kiếm lập chỉ mục nội dung trang web của bạn, nó không cần thiết phải hiểu chủ đề chính và phụ của bạn là gì

Nhưng với các cấu trúc Silo được đặt tốt, bạn đang nói với các công cụ tìm kiếm rằng “Đây là cách tôi muốn nội dung của mình được hiểu.” Bằng cách lồng các chủ đề phụ trong Silo nội dung, bạn cho các công cụ tìm kiếm biết rằng trang web của bạn có thẩm quyền đối với chủ đề đó, giúp nó:

  • Lập chỉ mục các trang mới và cập nhật nhanh hơn
  • Tăng thẩm quyền của các trang gốc và các trang được liên kết
  • Nội dung liên quan đến chủ đề tổng thể sẽ tăng cơ hội xếp hạng trang của bạn cao hơn

Tạo ngữ cảnh và mức độ liên quan từ khóa

Lý do khiến cấu trúc Silo có mức độ ưu tiên SEO cao như vậy là do các công cụ tìm kiếm đánh giá mức độ liên quan của từ khóa với nội dung của trang. Nó cũng tính đến bối cảnh của trang web bạn. Điều này đặc biệt góp phần vào việc Google đánh giá chuyên môn về trang web của bạn, là một phần của yếu tố chất lượng E-A-T (Expertise, Authority, Trust).

Ví dụ: một bài đăng trên trang web về món salad tốt cho sức khỏe phải nằm trong danh mục “Công thức nấu ăn”. Ngoài ra, bài viết phải liên quan đến chính trang web đó, chẳng hạn như trang web nhà hàng, blog về sức khỏe và thể dục. Sẽ không hợp lý khi một blog về sửa chữa nhà cửa đăng một bài về công thức salad.

Xem thêm  Link Dofollow Và Nofollow là Gì? Cách sử Dụng ra Sao

Mức độ liên quan và ngữ cảnh của từ khóa là điều cần thiết để tăng khả năng trang web của bạn được tìm thấy trực tuyến.

Xây dựng Internal link hiệu quả

Cấu trúc Silo sẽ cho phép bạn liên kết giữa các danh mục hàng đầu với các bài đăng trong các danh mục con, sau đó có thể liên kết trở lại trang chủ. Liên kết như vậy rất có giá trị vì nó giúp các trình Crawl Dữ Liệu của nhện Google thu thập được toàn bộ nội dung trên trang web của bạn.

Đây là yếu tố cần thiết và quan trọng mà những người làm SEO lâu năm khi làm tối ưu SEO Onpage trang web đều muốn hướng tới, để thúc đẩy đồng thời các bài viết và bài đăng có liên quan được xếp hạng cao hơn khi có truy vấn người dùng liên quan.

cấu trúc silo
Xây dựng Internal link hiệu quả

Các loại cấu trúc Silo

Silo vật lý

Silo vật lý là phương pháp nhóm silo mà chúng ta dễ dàng thấy bằng mắt.

Do đó, danh mục (Category) và URL là hai yếu tố cốt lõi tạo nên cấu trúc Silo vật lý.

Ví dụ:

Các bài viết về kiến thức được Nhật Nam Media đặt trong chuyên mục Kiến Thức: https://nhatnammedia.vn/kien-thuc/. Ở đây, các bài viết được gom lại chung vào 1 trang.

URL của bài viết cấu trúc website chuẩn SEO là https://nhatnammedia.vn/cau-truc-website-chuan-seo/. Dựa vào đường link, bạn cũng có thể thấy bài viết nói về chủ đề SEO.

Tuy nhiên, đây mới chỉ là một nửa chặng đường. Bạn hãy sang Silo ảo để hiểu hơn cấu trúc silo là gì nhé!

cấu trúc silo
Silo vật lý

Silo ảo

Silo ảo là một cấu trúc được xây dựng bởi các liên kết nội bộ.

Từ “ảo” ở đây nói tới việc khó có thể nắm bắt, và nhận biết bằng các công cụ SEO chuyên dụng như Screaming Frog hoặc tool nào đó tương tự.

Các cách triển khai tốt nhất hiện tại là Topic Cluster hoặc Content Pillar. Các bài viết có nội dung liên quan được liên kết nội bộ với nhau và quy về các bài viết cùng chủ đề.

Ví dụ: giả sử bạn muốn tạo nội dung trang web với chủ đề thiết kế nội thất. Tuy nhiên, trong cấu trúc Silo “thiết kế nội thất chung cư” sẽ chỉ được liên kết giữa các bài viết:

  • Thiết kế nội thất chung cư 50m2
  • Thiết kế nội thất chung cư 70m2
  • Thiết kế nội thất căn hộ 90m2
  • Thiết kế nội thất chung cư hiện đại

Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng không có liên kết nào đến “Thiết kế nội thất nhà phố”.

Không cần đợi quá lâu, chúng ta hãy chuyển sang cách xây dựng Cấu trúc Silo.

Hướng dẫn 5 bước bước tạo cấu trúc Silo

Xây dựng cấu trúc Silo không phải là một kĩ thuật cao siêu. Nhưng sau khi thực hiện, cấu trúc Silo sẽ có thể hỗ trợ SEO on Page hiệu quả hơn. Bất kỳ ai cũng có thể triển khai trong 5 bước.

  • Xác định Website đang hướng tới chủ đề cốt lõi nào
  • Lựa chọn chủ đề bổ trợ cho chủ đề tổng của Website
  • Lên kế hoạch và vẽ mô hình Silo cho cấu trúc Website
  • Triển khai Silo vật lý
  • Thiết lập Silo ảo

Bước 1: Xác định Website đang hướng tới chủ đề cốt lõi nào

Là một quản trị Web, bạn không chỉ cần xây dựng nội dung trang web chất lượng mà còn phải biết trang web của bạn đang đi theo những chủ đề chính nào.

cấu trúc silo
Bước 1: Xác định Website đang hướng tới chủ đề cốt lõi nào

Mấu chốt chính là câu hỏi: Nhắc đến website hay thương hiệu của bạn, người dùng đọng lại điều gì đầu tiên?

Ví dụ:

  • Nhật Nam Media – Trang chia sẻ kiến ​​thức SEO, Digital Marketing hàng đầu Việt Nam
  • Vinh Nguyễn  – thương hiệu chuyên cung cấp các giải pháp bán hàng

Tương tự, bạn phải trả lời được website bạn có chủ đề cốt lõi là gì.

Bước 2: Lựa chọn chủ đề bổ trợ cho chủ đề tổng của Website

Các chủ đề chính luôn bao gồm các chủ đề phụ để làm rõ ý nghĩa và ngữ cảnh của chúng. Vì vậy, chúng ta hãy cùng nhau thảo luận về những câu hỏi này.

  • Danh mục sản phẩm chính của bạn là gì?
  • Bạn muốn cung cấp kiến ​​thức sản phẩm nào cho người dùng của mình?
  • Sản phẩm của bạn cung cấp những lợi ích gì và khách hàng của bạn giải quyết được những nhu cầu nào?
  • Ai sẽ mua sản phẩm của bạn?
  • Làm thế nào để mọi người nói về sản phẩm của bạn?

Hãy tổng hợp lại các câu trả lời. Lúc này bạn sẽ có được một bản phát thảo cho nội dung sẽ phải xây dựng website.

cấu trúc silo
Bước 2: Lựa chọn chủ đề bổ trợ cho chủ đề tổng của Website

Đây là luồng tư duy Marketing mà Nhật Nam Media muốn truyền tải. Tuy nhiên, nếu bạn thiên hướng về kỹ thuật hơn, hãy thực hiện một số nghiên cứu từ khóa SEO. Các công cụ nghiên cứu từ khóa bao gồm Ahrefs, Keyword Planner và Keywordtool.io.

Bước 3: Lên kế hoạch và vẽ mô hình Silo cho cấu trúc Website

Khi bạn đã xác định được các chủ đề phụ và bài viết cho từng chủ đề, bạn cần lập một kế hoạch chi tiết để xây dựng cấu trúc Silo của mình.

Kế hoạch này có thể được thể hiện một cách hoàn hảo bằng một sơ đồ cấu trúc website. Ngày nay, quá dễ dàng để tạo sơ đồ bằng Google Drawing hoặc Powerpoint.

Xem thêm  Brand Mention là gì? Tầm quan trọng của brand Mention trong SEO

Sơ đồ cần thể hiện được chủ đề chính, chủ đề con và các Webpage. Nếu là một Website Blog bạn chỉ cần một sơ đồ cho bài viết

cấu trúc silo
Bước 3: Lên kế hoạch và vẽ mô hình Silo cho cấu trúc Website

Đừng ngại xây dựng các cấu trúc Silo nhiều tầng! Hãy tư duy như một người dùng, làm sao để họ có trải nghiệm người dùng tốt và dễ dàng điều hướng trong website của bạn.

Bước 4: Triển khai Silo vật lý

Như đã đề cập trước đó, Silo vật lý bao gồm danh mục và URL. Nếu bạn đang sử dụng nền tảng WordPress thì khá dễ dàng.

  • Xây dựng các trang category và subcategory
  • Chỉnh cấu trúc permalink của wordpress thành: domain/category/post-name
  • Xây dựng nội dung trang web và chọn danh mục chính xác

Như vậy mình đã giúp bạn giải quyết các vấn đề về danh mục và URL. Nhưng đừng quên rằng bổ trợ cho 2 thành tố quan trọng này còn có Menu và Breadcrumb.

cấu trúc silo
Bước 4: Triển khai Silo vật lý

Bước 5: Thiết lập Silo ảo

Nguyên tắc xây dựng Silo ảo là làm củng cố thêm cho Silo vật lý. Các liên kết nội bộ giống như mạch máu của trang web của bạn, tạo nên các Silo ảo.

Liên kết các bài viết có chung Subcategory, Category. Điều này giúp các cụm Silo có nội dung sâu hơn về cùng một chủ đề.

Một Internal Link dẫn sang bài viết khác không cùng Category thì đây không phải Silo ảo. Đây chính là một công dụng khác của Internal link: tạo ngữ cảnh

cấu trúc silo
Bước 5: Thiết lập Silo ảo

Hướng dẫn xây dựng cấu trúc Silo vật lý

Các Silo vật lý củng cố chủ đề của trang web của bạn bằng cách nhóm các trang nội dung thành các thư mục được tổ chức chặt chẽ. Để tạo một chủ đề, bạn cần ít nhất 4-5 trang nội dung. Ngoài ra, mỗi trang nên có một URL được đặt tên rõ ràng để có thể hiểu rõ nội dung của bài viết.

Nếu cấu trúc thư mục này không rõ ràng. Người dùng và công cụ tìm kiếm không thể hiểu được mục đích và chủ đề của trang web.

Hãy coi các Silo vật lý của bạn như tủ lưu trữ dữ liệu. Để quản lý tủ tài liệu hiệu quả, bạn nên nhóm mọi thứ lại với nhau và đánh dấu bằng các tiêu đề rõ ràng. Mỗi danh mục có tiêu đề riêng của nó.

Giống như nội dung được đề cập trong Meta Description, Website thegioididong.com tập trung kinh doanh các mặt hàng như điện thoại di động, máy tính bảng, laptop và phụ kiện.

Vì vậy, tất cả các sản phẩm điện thoại di động được nhóm lại với nhau. Và máy tính xách tay rơi vào một nhóm khác. Hai nhóm này không nên chia sẻ cùng một nội dung hoặc liên kết với nhau.

Cấu trúc Silo điện thoại di động sẽ như sau:

  • https://www.thegioididong.com/dtdd
  • https://www.thegioididong.com/dtdd/samsung-galaxy-s10-plus-512gb
  • https://www.thegioididong.com/dtdd/samsung-galaxy-note8

Ví dụ khác:

  • Peanutbuttersite.com/creamy/traditional.html
  • Peanutbuttersite.com/creamy/organic.html
  • Peanutbuttersite.com/creamy/lowfat.html
  • Peanutbuttersite.com/creamy/jellyhybrid.html
  • Peanutbuttersite.com/creamy/honeyroasted.html

Trong ví dụ trên, mỗi trang được đặt tên để các công cụ tìm kiếm nhận ra các chủ đề giống nhau. Trên hầu hết các trang web, bạn sẽ thấy chủ đề đủ rộng để được chia thành nhiều chủ đề phụ khác. Nếu bạn thấy Silo Peanutbuttersite có thể phân nhỏ hơn. Bạn có thể tạo nhiều Sub-Silo hơn nhưng nên giới hạn số lượng của chúng một cách hợp lý. Nếu bạn đào quá sâu có thể khiến những trang cuối không nhận đủ link để được xem là có liên quan.

Sub-Silo cũng cung cấp nhiều không gian để tối ưu hóa từ khóa và từ đồng nghĩa. Cấu trúc Silo càng chặt chẽ, bạn càng có nhiều cơ hội lên top từ khóa ngách càng cao, đặc biệt là các từ khóa đuôi dài. Tuy nhiên cũng đừng quên từ khóa chung trong cả quá trình Silo cần cân bằng cả hai loại từ khóa.

Sau khi tạo một loạt các chuỗi chủ đề riêng biệt, bạn có thể tự hỏi làm thế nào để kết nối chúng. Ví dụ: trang web Peanutbuttersite của bạn có các kho tin về lợi ích sức khỏe của các loại bơ đậu phộng khác nhau. Nếu bạn có một trang về chủ đề cụ thể hơn là lợi ích của bơ đậu phộng dạng mịn đối với sức khỏe thì trang đó chắc chắn phải đề cập đến hai phần: lợi ích sức khỏe và bơ đậu phộng dạng mịn.

Cách tốt nhất để kết nối hai phần này mà không ảnh hưởng đến chủ đề là liên kết từ trang Peanutbuttersite đến trang đích lợi ích sức khỏe. Làm như vậy cho công cụ biết rằng bạn có hai Silo và làm cho cả hai trang này nổi bật dễ dàng hơn. Các liên kết bừa bãi có thể gây nhầm lẫn cho các công cụ tìm kiếm.

Một số lưu ý khi xây dựng cấu trúc Silo

Để các phần trên Menu phù hợp

Hầu hết mọi người thường đặt tất cả các danh mục của trang web của họ trong thanh Menu. Nhưng theo cấu trúc Silo chúng ta cần đưa ra danh mục lớn và chỉ hiển thị các danh mục con trong các danh mục lớn này.

Tránh liên kết cụt

Một trong những sai lầm phổ biến nhất của người làm SEO là tạo liên kết đến các bài viết của họ. Ba nơi mà loại liên kết này thường xuất hiện là Breadcrumbs, thẻ H1 và các bài viết liên quan.

Xem thêm  Giới thiệu Screaming Frog là gì? Hướng dẫn chi tiết cách cài đặt Screaming Frog đơn giản

cấu trúc silo

Hãy yên tâm rằng mục đích của breadcrumb là khai báo cấu trúc dữ liệu, không phải chỉ mục. Ảnh hưởng là không đáng kể nhưng liên kết nhiều lần đến cùng một nội dung trong cùng một bài đăng là một ý tưởng tồi. Kết quả là có thể trở thành liên kết spam bất cứ lúc nào. Một trong những bài viết của mình trước đây có 3, 4 liên kết đến danh mục đó. 1 trong menu, 2 là breadcrumbs và 3 là danh mục dưới tiêu đề. Thỉnh thoảng khi mình sử dụng plugin liên kết nội bộ SEO sẽ có một số liên kết về danh mục. Sau đó, mình đã xóa tất cả chúng và cảm thấy tốt hơn.

Trong các bài viết liên quan hoặc các bài viết mới… bạn nên tránh hiển thị các liên kết đến chính các bài viết đó. Ngoài ra nên có phần “Bài viết liên quan” ở cuối trang nhưng mình luôn kiểm soát phần này.

Không được phép hiển thị liên kết đến bài viết hiện tại trong một bài đăng có liên quan

Nếu bạn đang sử dụng plugin hoặc chủ đề trả phí thì có thể không sao nhưng nếu là của riêng bạn, hãy thêm “post__not_in”=> mảng ($ post-> ID) vào phân đoạn truy vấn để nó xóa bài đăng hiện tại.

Tránh liên kết từ nhóm bài viết này sang nhóm bài viết khác

Quay lại với cấu trúc Silo, mọi người cho rằng nên tránh các liên kết từ một nhóm bài viết này đến một nhóm bài viết khác, đặc biệt là các bài viết SEO không nên liên kết đến các bài viết trong phần WordPress. Điều này không chính xác vì một bài viết là tổng hợp và phải đến từ nhiều nguồn, tuy không liên quan trực tiếp nhưng nếu là một phần thông tin bổ sung thì nó vẫn là một liên kết hữu ích cho người dùng.

cấu trúc silo

Hỏi đáp về cấu trúc Silo

Có thể xem cấu trúc Silo của đối thủ hay không?

Trên thực tế, 80% trang web ngày nay không xây dựng theo cấu trúc Silo. Để xác định xem Website có sử dụng cấu trúc Silo hay không, hãy kiểm tra sơ đồ trang web của họ. Hoặc chỉ cần cuộn vài lần trên trang web của đối thủ và bạn có thể thấy rõ họ có sử dụng cấu trúc Silo hay không.

Có nên xây dựng các Silo vật lý hay không?

Bạn phải xây dựng Silo vật lý. Đặc biệt là đối Website bán các loại sản phẩm khác nhau được phân tách bởi các nhãn hiệu, mẫu mã khác nhau,… Bằng cách xây dựng Silo vật lý phù hợp, người dùng có thể tìm thấy một sản phẩm mà không cần tốn thời gian tìm kiếm. Bạn có thể nhanh chóng tìm thấy các sản phẩm mục tiêu của mình.

Nếu bạn chỉ sử dụng Silo ảo, có thể đủ để Google hiểu rõ về cấu trúc Website của bạn. Tuy nhiên, nó sẽ không mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng trang web của bạn.

Cấu trúc URL cho các bài viết chi tiết nên đặt như thế nào?

Một số trang web có cấu trúc URL cho các bài viết ở định dạng domain.com/Silo-name/post-name.

Thực ra, 1 cấu trúc URL phức tạp như vậy là không cần thiết miễn là bạn đã có Silo Internal Link đúng cách. Bạn có thể dùng cấu trúc URL dạng domain/post-name cho cả các trang trên website và các bài post.

Có nên sử dụng Sub-Silo?

Sub-Silo là một Silo phụ bên dưới Silo chính. Nếu trang web của bạn là một trang web đa ngành hoặc có quá nhiều sản phẩm, dịch vụ và các loại nhãn hiệu khác nhau, Sub-Silo là một giải pháp tuyệt vời cho việc phân lớp trang web của bạn. Còn nếu như bạn đang hướng tới 1 ngách hoặc siêu ngách, có thể bạn không cần đến Sub-Silo.

Cách thức nhắm chọn từ khóa trên Silo Page

Bạn nên tạo một bộ từ khóa không gây nhầm lẫn cho người dùng của bạn với các thuật toán của công cụ tìm kiếm bằng cách xem xét lịch sử truy cập của bạn để tạo danh sách từ khóa, thu hẹp nó thành các chủ đề khác nhau và cuối cùng là chọn từ khóa cho mỗi trang.

Nhược điểm của cấu trúc Silo là gì?

Hạn chế chính của cấu trúc Silo là nó cấm liên kết các link liên quan đến ngữ cảnh bên ngoài Silo.

Hy vọng rằng các thông tin mà Nhật Nam Media đã chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn xây dựng được cấu trúc Silo có hiệu quả cho Website của bạn.

Bài viết liên quan

công cụ nghiên cứu từ khóa
Top 10 Công cụ Nghiên cứu Từ khóa Google Phổ biến
Algorithm là gì ?
Algorithm Là Gì? Những điều Cần Biết Về Thuật Toán Algorithm Google
AMP
SEO Audit
SEO Audit là gì? Hướng dẫn Audit Website tổng thể từ A đến Z
Mobile Friendly
Mobile Friendly là gì? Cách tối ưu website thân thiện với các thiết bị di động
DMCA là gì
DMCA là gì? Hướng dẫn đăng kí DMCA dễ dàng chỉ với 5 bước đơn giản
SEO Onpage
SEO Onpage là Gì? Tiêu chuẩn và Bí mật Thúc Đẩy NGHÌN Traffic
SEO Offpage
SEO Offpage là Gì? Kỹ thuật SEO Offpage Rank Top Bền vững
core web vitals là gì
Giới thiệu Core Web Vitals là gì? Tầm quan trọng của chúng trong xếp hạng của Google
Google Panda
Google Panda Back là gì? Nguyên nhân khiến Website bị án phạt Panda
Google RankBrain
Thuật toán Google RankBrain là gì? Cơ chế hoạt động của Google RankBrain ?
Google Penguin
Google Penguin là Gì? Cách nhận Biết và Khắc phục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *