CPM là gì? Ưu nhược Điểm của Quảng cáo CPM trong Digital Marketing

Có vai trò rất quan trọng đối với các chiến dịch tiếp thị kỹ thuật số của doanh nghiệp, quảng cáo CPM dần du nhập và trở thành thuật ngữ thông dụng mà bất cứ dân Marekting nào cũng cần “nằm lòng” khi làm nghề. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ “Quảng cáo CPM là gì?” và “Cách sử dụng nó để tối ưu chiến dịch Digital Marketing của bạn hiệu quả nhất”, hãy theo dõi công ty thiết kế website cao cấp Nhật Nam Media ngay nhé!

Contents

CPM là gì?

Muốn hiểu CPM là gì, trước tiên cần biết tên gọi của nó xuất phát từ đâu và mang ý nghĩa nào. Được viết tắt từ cụm từ tiếng Anh Cost Per Million hay Cost per 1,000 Impressions, CPM chính là hình thức biểu thị mức chi phí nhà quảng cáo phải trả bên thứ ba – nhà xuất bản trang web, cho mỗi 1000 lần muốn hiển thị quảng cáo trên nền tảng ứng dụng hay website của họ.

CPM là gì?
CPM là gì?

Loại quảng cáo trả tiền này không có giá áp dụng chung mà sẽ do nhà quảng cáo đặt ra bên cạnh vị trí quảng cáo xuất hiện trước khi chiến dịch khởi chạy. Chẳng hạn, nếu bạn muốn chạy quảng cáo trên Youtube và nhận thấy mức CPM 50 USD là hợp lý thì sẽ cung cấp giá cả, 50 USD sẽ là số tiền bạn phải trả cho 1000 lần quảng cáo được xuất hiện.

Phân biệt giữa quảng cáo CPC và quảng cáo CPM

Quảng cáo CPC

Cost Per Click hay viết tắt CPC là một loại hình thức quảng cáo trả tiền, trong đó chi phí cần thanh toán phụ thuộc vào số lần nhấp chuột từ người xem. Cụ thể, bạn sẽ bị mất phí cho mỗi lần người dùng bấm vào quảng cáo của mình trên trang web hay nền tảng nhà xuất bản web – bên thu tiền CPC. Người xem nhấp vào càng nhiều thì số tiền cần trả càng cao.

Như vậy, nếu người dùng chỉ nhìn thấy quảng cáo mà không click vào thì bạn không bị tính phí, hay nói cách khác là lần hiển thị đó không cần trả tiền. Điều này giúp các doanh nghiệp tiết kiệm kha khá chi phí trong chiến dịch Digital Marketing, từ đó mang lại hiệu quả lợi nhuận đáng kể.

Mức giá thầu – chi phí tối đa bạn có thể trả cho bên thứ ba cho mỗi lần nhấp vào quảng cáo từ người dùng, cũng sẽ do nhà quảng cáo đặt ra. Ví dụ, nếu bạn đặt giá dự thầu là 2.000 đồng thì mỗi lần click vào liên kết của người xem sẽ không có giá cao hơn 2.000 đồng.
Điểm khác biệt giữa quảng cáo CPC và CPM là gì?
Điểm khác biệt giữa quảng cáo CPC và CPM là gì?

Quảng cáo CPM

Cũng là quảng cáo tính phí nhưng CPC lại khác hoàn toàn so với CPM. Vậy điểm khác biệt lớn nhất giữa CPC và CPM là gì? Thay vì tính phí cho lần nhấp chuột như CPC, quảng cáo CPM sẽ tính tiền trên số lần hiển thị, cụ thể là mỗi 1000 lần hiển thị quảng cáo. Hay nói rõ hơn, với chiến dịch chạy CPM thì cứ quảng cáo xuất hiện, người xem thấy, nhà quảng báo sẽ phải trả trả tiền.

CPC hay CPM đều sẽ có những ưu và nhược điểm riêng, tùy theo mục đích tiếp thị của nhà quảng cáo mà lựa chọn cho phù hợp. Chẳng hạn, bạn muốn chạy ads với mục tiêu tiếp thị là tăng nhận thức của khách hàng về thương hiệu thì CPM chính là giải pháp tối ưu. Còn nếu bạn muốn gia tăng cơ hội bán hàng thì nên áp dụng cùng lúc cả hai hình thức, như vậy sẽ mang lại hiệu quả lợi nhuận cao hơn so với một hình thức quảng cáo đơn độc.

Xem thêm  Hashtag Là Gì? Cách Sử Dụng Hashtag Đúng Và Hiệu Quả

Ưu nhược điểm của quảng cáo CPM

Ưu điểm của quảng cáo CPM

Đơn giản, không tốn nhiều công sức, CPM sẽ khiến quảng cáo của bạn tiếp cận được nhiều người hơn, từ đó gia tăng khả năng kiếm tiền, thu lợi nhuận. Hình thức quảng cáo trả tiền này không “kén chọn”, có thể đặt ở hầu hết các loại trang web hay blog trên nền tảng Internet nên rất tiện lợi.

Vì đã trả phí nên mọi công việc sẽ do hệ thống quảng cáo thực hiện, việc của người dùng cần làm chỉ là đặt quảng cáo trên trang nhà xuất bản web mà mình muốn hiển thị mà thôi. Càng nhiều người xem, lượt hiển thị càng cao thì phí cần trả càng lớn, nhưng song song với đó thì sự quảng bá thương hiệu cũng được phát huy càng hiệu quả.

Nhược điểm của quảng cáo CPM

Tương tự như những hình thức quảng cáo khác, CPM cũng sẽ tồn tại một số nhược điểm nhất định. Nhà quảng cáo nên tìm hiểu thật kĩ các yếu tố này vì nó sẽ quyết định đến tính tối ưu của giải pháp được hoạch định khi bạn thực hiện chiến dịch quảng cáo.

Vậy, nhược điểm của quảng cáo CPM là gì? Tất cả sẽ được Nhật Nam Media cụ thể hóa qua các điểm sau:

  • Quảng cáo CPM được hiển thị với tất cả mọi người và bạn bắt buộc phải trả tiền cho lượt xuất hiện đó, không phân biệt người xem là ai. Vì vậy, nhiều lúc quảng cáo vẫn sẽ hiển thị cho các đối tượng không tiềm năng – không có nhu cầu sử dụng dịch vụ hay sản phẩm của bạn nhưng bạn vẫn bị tính phí như thường. Điều này khiến ngân sách chiến dịch tiêu tốn rất nhiều nhưng chưa chắc đảm bảo được khả năng tiêu thụ.
  • Quảng cáo CPM không phải là giải pháp quảng bá tối ưu với mọi loại sản phẩm hay dịch vụ, đặc biệt là các đối tượng có yêu cầu giới hạn độ tuổi. Quảng cáo sẽ xuất hiện trên nền tảng của hệ thống và bất kì ai cũng có thể xem, vậy nên, nếu quảng cáo của bạn tiếp cận đối tượng không đủ tuổi thì có thể sẽ bị báo cáo hoặc chặn.
  • Nhiều lúc, việc quá cẩn trọng chọn đơn vị quảng cáo cho mình có thể khiến lượt xem, lượt khách truy cập thấp. Điều này nếu tồn tại lâu dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của chiến dịch sau khi kết thúc.

Cách tính CPM

Cách tính CPM là gì?
Cách tính CPM là gì?

Digital Marketing là một “môi trường” đòi hỏi người xây dựng chiến dịch phải tính toán, cân bằng mọi yếu tố như chi phí, hiệu quả công việc,… sao cho tối ưu nhất để đảm bảo đáp ứng mục tiêu của doanh nghiệp. Muốn vậy, nhân sự Marketing cần phải hiểu rõ và chuyên sâu về các hình thức quảng cáo.

Trong đó, cách tính chi phí phải trả, đặc biệt là với CPM thì lại càng phải “nằm lòng” nếu doanh nghiệp muốn quảng bá thương hiệu, sản phẩm hay dịch vụ của mình. Đáp án cho câu hỏi “Cách tính CPM là gì?” rất đơn giản, bạn chỉ cần áp dụng công thức sau:

Xem thêm  Chỉ số CPA là gì (Cost-Per-Acquisiton) trong quảng cáo?

CPM = Ngân sách quảng cáo/ (Số lượt hiển thị thực tế/ 1000)

Cụ thể:

  • Ngân sách quảng cáo là tổng chi phí bạn đặt ra cho toàn bộ chiến dịch quảng cáo.
  • Số lượt hiển thị thực tế là số lần quảng cáo của bạn được xuất hiện, xem bởi người xem trên blog hay website hệ thống quảng cáo.

Ứng dụng quảng cáo CPM cho các lĩnh vực truyền thông

Với những hiệu quả mà bản thân CPM mang lại, hình thức quảng cáo này xứng đáng trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của doang nghiệp trên con đường theo đuổi mục tiêu bất kể tiếp thị chung hay chỉ riêng truyền thông.

Xét về bản chất, mỗi đơn vị quảng cáo GDN, Google Adwords hay Adnetwork đều sẽ có những thế mạnh phù hợp với từng giai đoạn nhất định của chiến dịch tiếp thị kỹ thuật số. Sự hiện diện của họ sẽ khiến sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu được tiếp cận khách hàng một cách triệt để và tối ưu.

Thế nhưng, muốn điều khiển và sử dụng hiệu quả, các nhà quảng cáo cần tích lũy kinh nghiệm, nghiên cứu và nắm bắt thời cơ để có thể lựa chọn hình thức quảng bá mang lại hiệu quả lợi nhuận tốt nhất cho doanh nghiệp của mình. Bạn bè hay các chuyên gia hàng đầu có thể là những nguồn chia sẻ kinh nghiệm rất tuyệt vời.

Chỉ số CPM bao nhiêu là tốt?

Mỗi chiến dịch mục tiêu sẽ có chỉ số CPM phù hợp khác nhau và trong từng phần của chiến dịch cũng có CPM khác biệt. Chẳng hạn như, ở các chiến dịch bán hàng, chạy ads tiền tuyến nhằm giành lượt xem thường CPM rất rẻ, còn chiến dịch để thu hút người người mua, thu hút thông điệp sẽ có CPM cao hơn nhiều.

Chỉ số CPM bao nhiêu là tốt?
Chỉ số CPM bao nhiêu là tốt?

Hoặc, ở các chiến dịch chuyển đổi, loại hoạt động Facebook xây dựng để bán hàng sẽ sở hữu CPM cao hơn so với chiến dịch chỉ nhằm mục đích nhắn tin thông thường.

Vì vậy, không một đáp án nào là hoàn hảo và chính xác 100% cho câu hỏi mức độ để đạt hiệu quả cao nhất của chỉ số CPM là gì. Vấn đề đặt ra là bạn cần tìm xác định loại chiến dịch bạn muốn chạy, tính chất tiếp thị của nó và rất nhiều yếu tố ảnh hưởng khác nữa. Nên tham khảo thêm nhiều ý kiến và kết hợp các phương pháp tính toán để có được kết quả chính xác nhất bạn nhé!

Bí quyết kiểm soát giá CPM trong quảng cáo

Nhiều lúc, giá CPM chiếm đến 70% tổng chi phí vận hành chiến dịch quảng cáo. Việc nhà quảng cáo cần làm chính là kiểm soát và giảm thiểu phí chạy ads CPM một cách triệt để nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả của chiến dịch. Để quản lý số tiền chi cho quảng cáo CPM tối ưu nhất, bạn có thể thử áp dụng ba mẹo sau từ Nhật Nam Media chúng tôi:

Hiểu bản chất của hệ thống quảng cáo

Bản chất của hệ thống quảng cáo CPM sẽ phần nào quyết định đến chất lượng và hiệu quả của việc triển khai chiến dịch. Mỗi đơn vị sẽ có những đặc thù hoạt động riêng, bạn nên hãy tìm hiểu bản chất và cách thức hoạt động của từng hệ thống trước khi lựa chọn đó làm nơi vận hành chiến dịch của mình.

Xem thêm  CTR là gì? CTR bao Nhiêu là Tốt? Cách tăng CTR hiệu Quả

Chẳng hạn, khi chọn Youtube là nơi sẽ thực hiện chiến dịch quảng cáo với loại hình CPM, bạn cần hiểu bản chất của Youtube là gì, với nền tảng cách tối ưu triệt để quảng cáo CPM là gì, những điều nào Youtube cấm và không thích, nguyên lý hoạt động của hệ thống ra sao,…

Kiểm tra phân tách A/B

Kiểm tra phân tách A/B - Đáp án tuyệt vời cho câu hỏi bí quyết kiểm soát giá CPM là gì
Kiểm tra phân tách A/B – Đáp án tuyệt vời cho câu hỏi bí quyết kiểm soát giá CPM là gì

Không phải cứ thiết lập chiến dịch, nội dung quảng cáo và chạy liên tục là có thể đạt được hiệu quả. Một nhà quảng cáo thông minh phải là người biết cách loại bỏ những nội dung quảng cáo đắt tiền nhưng không năng suất để giảm thiếu tối đa chi phí chạy ads trong khối ngân sách của mình.

Muốn vậy, bạn nên chạy thử nghiệm phân tách A/B, tức là chạy thử hai hay nhiều chiến dịch quảng cáo khác song song với nhau để phân loại CPM nào cao và thấp. Từ đó, tiến hành chọn lọc, tắt các nhóm, nội dung quảng cáo tiêu tốn quá nhiều tiền và duy trì các phần rẻ hơn. Việc này có vai trò rất quan trọng, giúp nâng cao ngân sách chạy ads của bạn nhưng vẫn tối đa được hóa lợi nhuận kinh doanh .

Tập trung vào tư duy bán hàng và nội dung

Sự hiện diện của hình thức quảng cáo này chỉ giúp sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu của bạn tiếp cận được nhiều đối tượng hơn. Còn về bản chất, muốn chiến dịch thành công thì nội dung quảng cáo – thông điệp nhà người xem nhìn thấy phải là yếu tố được ưu tiên quan tâm hàng đầu.

Để xây dựng nội dung quảng cáo cũng như tư duy bán hàng tối ưu nhất, nhà quảng cáo cần cải thiện kỹ năng bản thân ở các khía cạnh có liên quan mật thiết đến mục tiêu chiến dịch như:
  • Kỹ năng bán hàng, tư vấn
  • Kỹ năng viết lách hay copywriting
  • Kỹ năng nghiên cứu thị trường và xu hướng hiện hành
  • Tư duy tiếp thị
  • Thủ thuật quảng cáo trên các hệ thống
Trên đây là tất cả thông tin về CPM là gì cũng như bí quyết kiểm soát CPM một cách triệt để nhất mà Nhật Nam Media muốn chia sẻ đến bạn, Mong rằng, thông qua đó, bạn có thể tìm được cho mình chiến dịch và hệ thống quảng cáo phù hợp, ưng ý nhất!

Bài viết liên quan

PPC là gì? Khác nhau giữa SEO và PPC
Marketing Automation là gì? Kiến thức tổng quan về Marketing Automation
Marketing Automation là gì? Kiến thức tổng quan về Marketing Automation
cpa là gì
Chỉ số CPA là gì (Cost-Per-Acquisiton) trong quảng cáo?
roi là gì
ROI là gì? Cách tính ROI trong Marketing bao nhiêu là tốt
KOL Marketing là gì? Hiệu quả ra sao trong chiến dịch Viral Marketing
CRM là gì
CRM Là Gì? Ứng Dụng CRM Hiệu Quả Trong Marketing Hiện Đại
Social-listening là gì
Social Listening là gì? 5 công cụ Social Listening hiệu quả
viral video marketing
Viral Video Marketing là gì? Chiến lược viral video triệu view
viral marketing
Viral Marketing là Gì? Cách tạo Chiến dịch Viral Marketing thành công
internet marketing
Internet Marketing là gì? Tổng quan về Internet Marketing
Infuencer marketing
Influencer Marketing là Gì? Những Bài Học Cần Lưu ý khi Triển Khai
Digital Marketing
Digital Marketing là gì? Kiến thức Tổng quan cho người mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *