Hiện nay đa số các trang web đều rất ưa chuộng thiết kế theo chuẩn W3C, vậy yếu tố nào đã khiến cho tiêu chuẩn W3C trở nên hot như vậy? Tiêu chuẩn W3C là gì?. Tất cả sẽ được công ty thiết kế website Nhật Nam Media giả đáp cho các bạn độc giả một cách cặn kẽ, dễ tiếp cận và có thêm nhiều thông tin chất lượng về câu hỏi xoay quanh vấn đề tiêu chuẩn W3C là gì nhé.
Contents
Tiêu chuẩn W3C là gì?
Tiêu chuẩn W3C hay còn có cái tên khác là World Wide Web Consortium (W3C) được biết đến là một tổ chức đạt tiêu chuẩn quốc tế chính cho World Wide Web. Thành lập và ra đời vào năm 1994 và được lãnh đạo bởi Tim Berners-Lee hiện nay, hiệp hội này sẽ hoạt động dựa vào các tổ chức thành viên duy trì đội ngũ nhân viên toàn thời gian họ sẽ cùng trao đổi và cùng nhau phát triển và nâng cao các tiêu chuẩn cho World Wide Web. Tính đến ngày 21 tháng 10 năm 2019 , W3C đã tiếp nhận 443 thành viên. W3C cũng phát triển mức phổ biến của mình thông qua giáo dục vì vậy họ cũng tiếp cận được gần hơn với cộng đồng, phát triển phần mềm và phục vụ các hoạt động diễn ra như một diễn đàn mở để thảo luận về Web.

Cách hoạt động của tiêu chuẩn W3C đều phải trãi qua 4 giai đoạn trước khi trở thành Chuẩn Chính thức(Recommendation):
- Giai đoạn thứ nhất: Tiến hành dựng bài phác thảo (Working Draft).
- Giai đoạn thứ hai: Chỉnh sửa Cuối cùng (Last Call), hỗ trợ bạn phát hiện ra những sai xót còn tồi tại một cách nhanh chóng, tăng tính chất lượng cho dự án
- Giai đoạn thứ ba: Trình bản chuẩn đề xuất (Proposed Recommendation), đây chính là bước bắt buộc vì khi thiết kết của bạn hoàn thành bạn phải trình chuẩn.
- Giai đoạn thứ tư: Chuẩn đủ Tư cách Ứng cử (Candidate Recommendation) bước cuối cùng cũng là bước khá qua trọng để quyết định bài chuẩn của bạn có đạt được sự phê duyệt từ Hội đồng Khuyến nghị hay không.
Mặc khác, các bạn nên nắm rõ thêm thông tin rằng W3C không phải là người nắm quyền quyết định có hoặc không trong việc sử dụng các tiêu chuẩn lên các trang Internet, mà các tiêu chuẩn do W3C đưa ra chỉ mang tính chất là xác định phương hướng. Các nhà tạo ra phần mềm mới chính là người sẽ quyết định họ có đi theo những tiêu chuẩn đó hay không.
Tại sao phải cần thiết kế website theo tiêu chuẩn W3C
Tiêu đề W3c là gì? tại sao chúng ta cần phải thiết kế theo tiêu chuẩn đó?. Câu hỏi đó sẽ được trả lời ngay dưới nội dung này:
Thứ nhất, nếu website của bạn đạt tiêu chuẩn W3C thì sẽ được Google đánh giá rất cao: Nói một cách dễ hiểu rằng, một website hoạt động chuẩn và được thiết kế chuẩn W3C sẽ index tốt hơn. Bởi vì, nếu website có quá nhiều lỗi Google có thể nhìn nhận trực tiếp rằng đó là những website chứa mã không tốt và có mầm mống độc hại . . . điều này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp rất nhiều đến uy tín và chất lượng của website.
Nếu trang web thiết kế theo chuẩn W3C thì nó sẽ hiển thị tốt hơn trên mọi giao diện: Bởi vì lí do đó, mà bạn không cần phải tiêu tốn quá nhiều thời gian cho việc chỉnh sửa sao cho tương xứng với nhiều trình duyệt web với người dùng với nhiều nhu cầu như hiện nay bởi mỗi trình duyệt khác nhau lại có cách hiển thị khác nhau nên việc đăng tải trang sẽ nhanh hơn.

Bên cạnh đó, tiêu chuẩn W3C còn hiển thị tốt trên các thiết bị di động
Không những thế, nếu website được thiết kế theo chuẩn W3C thì sẽ hỗ trợ website tránh được các lỗi không đáng có trong quá trình thiết kế một cách thuận lợi. Hãy thử hình dung một tình huống như sau, nếu website của bạn có quá nhiều lỗi thì điều này sẽ dẫn tới những hậu quả rất xấu trong tương lai, không vận hành mượt mà hoặc chứa quá nhiều virus…. Từ đó, về phía nguời dùng họ chắc chắn sẽ không có những trãi nghiệm tốt nhất khi truy cập trang. Còn xét về phía Google thì họ đánh giá các trang có nhiều lỗi như là những trang chứa các mã không đạt yêu cầu. Mà như thế thì chất lượng và khả năng truy cập trang sẽ bị giảm sút đáng kể.
Khi web được thiết kế theo đúng tiêu chuẩn W3C thì khi gặp vấn đề phải sửa chữa hay nâng cấp sẽ rất dễ dàng nhận diện và biết những đoạn code này để làm gì, có chức năng gì hay muốn sửa cái này thì vào đâu là phù hợp.
Mỗi trình duyệt có mỗi cách trình bày hiển thị nội dung khác nhau và vận hành khác nhau cùng với các yêu cầu khác biệt. Nhằm mục đích, mang đến trãi nghiệm tốt nhất cho người dùng. Vì vậy hãy tận dụng những gì đang phát triển là cách tốt nhất lúc này và đó chính là các bạn hãy thiết kế web theo chuẩn W3C khi đó các bạn không còn phí nhiều thời gian để phải tối ưu web nữa.
Tiêu chuẩn W3C còn giúp cho các website đưa ra những tiêu chuẩn giúp cho code website súc tích nhất và sạch nhất, theo tiêu chí ( Clean – Clear ). Vì tính chất trên mà có thể sẽ giúp website gọn hơn, nhẹ hơn và tốc độ tải web sẽ mượt mà hơn và tốt hơn cho người dùng.
Một số lưu ý trong HTML để thiết kế web theo tiêu chuẩn W3C
Thiếu thuộc tính alt trên thẻ img
Một chức năng rất hay của thuộc tính alt đó chính là nó có khả năng mô phỏng một văn bản thay cho mặt hình ảnh, vậy khi nào thuộc tính alt xuất hiện? nếu trường hợp trình duyệt gặp sự cố và không thể hiển thị được hình ảnh thì người dùng có thể nhìn thấy văn bản được ghi trong thuộc tính alt, từ đó là công cụ giúp cho người dùng hiểu được nội dung tiêu đề của hình ảnh đó là gì, không chỉ như vậy mà nó còn góp phần làm tăng tính ý nghĩa cho nội dung trang web.

Nói một cách đơn giản nhất, giá trị của thuộc tính alt xác định và show ra rõ nội dung của hình ảnh thì nó sẽ có tính liên quan bền chặt với nội dung của trang web đồng nghĩa với việc tìm kiếm trang web của bạn trên google sẽ rất dễ thao tác, không khó để hiểu được và cũng như là bàn đạp làm tăng thứ hạng đánh giá trang web của bạn. Vì vậy, có thể nói rằng nhờ vào thuộc tính alt mà các nhà lập trình dễ dàng làm SEO cho trang web của người tạo lập.
Ví dụ cụ thể như sau:
<img src=”images/logo.png” alt=”logo Sun-asterisk” />
Để dễ hiểu hơn cho các lí thuyết vừa rồi hãy cùng theo dõi một ví dụ thực tế từ website Lynda.com, đó chính là khi hình ảnh không thể có khả năng truyền đạt cho người dùng xem thì ngay tại ví trí đó, trang Lynda sẽ nhanh chóng đưa ra các ghi chú dưới dạng văn bản để có thể giúp người dùng xem hoặc lấy được ảnh mà không cần phải chờ đợi fix lỗi. Không cần quá cầu kì mà chỉ với thuộc tính alt mà đã làm người sử dụng cảm nhận thấy được sự chu đáo và chỉnh chu từ website Lynda này.

Đặt giá trị ID trùng nhau
Dành cho những ai chưa biết chức năng của id và class đều tương tự nhau tuy nhiên có một sự khác biệt mà chúng ta cần chú ý chính là class có thể dùng nhiều lần nhưng id thì không nó chỉ được dùng được một lần cho một element.
Sử dụng các ký tự đặc biệt
Sự có mặt của số ký tự đặc biệt như: < > / &… là bạn sẽ bắt gặp trong HTML, thì ở trường hợp này, bạn không được phép viết trực tiếp vì có viết cũng sẽ không đạt chuẩn mà phải sử dụng các ký tự mã hóa thay thế chúng. Để dễ hiểu hơn, bạn có thể tham khảo các ký tự mã hóa thay thế https://dev.w3.org/html5/html-author/charref
Vậy nếu bạn sử dụng sai thuộc tính href trên thẻ a, thì sẽ như thế nào?
Ví dụ:
<a href=”link 1″ target=”_blank”> link 1</a>
Vậy cách khắc phục nó là gì, trong trường hợp trên khi kiểm tra W3C sẽ bị báo lỗi và để khắc phục trường hợp trên bạn chỉ cần sửa lại theo mẫu như sau:
<a href=”link_1″ target=”_blank”> link 1</a>
Không phân biệt được inline element và block element
Có vẻ như vấn đề phân biệt giữa và block element cũng được rất nhiều người quan tâm. Các bạn có thể hiểu nôm na rằng, Inline Element là các thẻ như: img, a, span,… và Block Element đơn giản là các thẻ như: div, p, br… Dựa vào các dạng thẻ như thế này các bạn đã có thể dễ dàng phân biệt được chúng hơn rồi.
Nhưng với cách giải thích ngắn gọn trên mà bạn vẫn chưa thật sự rõ về block element và inline element thì có thể tham khảo thêm tại w3schools
Một trường hợp hiển nhiên rằng thẻ block element có thể chứa inline element. Điều này góp phần giúp cho các lập trình viên có thể dễ dàng biến tấu các nội dung đồng thời có thể trình bày nội dung cho nó bắt mắt hơn, thu hút người dùng hơn.
Cách xác định website đã được thiết kế theo tiêu chuẩn W3C chưa?
Làm sao để biết được là website có đạt chuẩn W3C hay không thì chỉ có một cách duy nhất là bạn phải tự tay bạn kiểm tra. Tuy nói là tự kiểm tra nhưng ở đây các bạn sẽ không thể kiểm tra bằng mắt thường mà cần có sự trợ giúp của công cụ để biết được kết quả cụ thể và chuẩn xác nhất.
Nhật Nam Media sẽ mách cho bạn một mẹo tốt nhất để kiểm tra chính là các bạn hãy truy cập vào trang https//validator.w3.org, Kế đến bạn copy URL của trang mà bạn muốn kiểm tra dán vào ô địa chỉ rồi check thế là hoàn thành rất đơn giản, tiết kiệm thời gian và không cần tốn quá nhiều sức.
Như vậy, thông qua bài viết trên các bạn đã nắm được tiêu chuẩn W3C là gì chưa? và theo những gì Nhật Nam Media chia sẻ chắc hẳn một phần nào cũng giúp bạn thấy lợi ích của nó trong việc thiết kế website rồi đúng không nào? bạn Và nếu có nhu cầu thiết kế website thì Nhật Nam Media sẽ là một lựa chọn không tồi vì chúng tôi là một trong những đơn vị thiết kế website chuẩn W3C uy tín hiện nay với chất lượng được đảm bảo, nếu bạn có bất kì thắc mắc nào hoặc bạn có thể liên hệ với Nhật Nam Media để giải đáp nhanh chóng nhé.
Bài viết liên quan