Một trong những công cụ quan trọng của Google để giúp “anh chàng khó tính” này truy vấn kết quả tìm kiếm từ khóa thông tin cho người dùng được tối ưu nhất là RankBrain. Bạn có tò mò về cơ chế hoạt động của Google RankBrain không?
Google RankBrain là gì? Cơ chế hoạt động của Google RankBrain như thế nào? Mời bạn theo chân công ty thiết kế website TpHCM Nhật Nam Media để tìm hiểu về Google RankBrain nhé!

Contents
Tìm hiểu về Google RankBrain?
Có thể hiểu một cách đơn giản RankBrain là dạng hệ thống trí tuệ nhân tạo (Machine-learning) được “ảnh chàng khó tính” Google tạo ra nhằm mục đích sử dụng và xử lý các kết quả tìm kiếm.
Khoảng thời gian trước đây, những thuật toán của Google đều được lập trình gần như 100% bằng tay bởi những kỹ sư và điều này làm tốt nhiều thời gian. Hiện nay, với thời đại công nghệ hiện đại ngày càng phát triển hơn thì “anh chàng khó tính “ Google đã tạo ra một người trợ lý đắc lực – RankBrain, giúp những kỹ sư thay đổi thuật toán dễ dàng hơn.

Không thể phủ nhận, Google RankBrain có thể thay đổi một cách diệu kỳ về thuật toán.
Những vai trò của Google RankBrain:
Về phương diện tìm kiếm của Google
Có thể nói, RankBrain là một cánh tay đắc lực xuất thuật toán Google. Google RankBrain có một số thay đổi ảnh hưởng đến kết quả tìm kiếm của Google. Vai trò thiết yếu của Google RankBrain trong lĩnh vực tìm kiếm:
- Nhằm đảm bảo sự hài lòng cho khách hàng thông qua kết quả tìm kiếm cần cải thiện: Người dùng sẽ không phải đọc nhiều kết quả để có được thông tin cần tìm. Google RankBrain sẽ hiển thị bà kết quả đầu tiên và được người dùng tìm kiếm nhiều nhất. Những trang web có lượt hiện thị đầu tiên sẽ được nhiều lượng truy cập.
- Google RankBrain cung cấp những từ ngữ, cụm từ có thể trở thành xu hướng (Viral) : Để giúp những trang web có nội dung liên quan đến các chủ đề, từ độc đáo, hấp dẫn, phong phú thì Google RankBrain sẽ xác định những từ đó ngay tức thì và làm cho kết quả tìm kiếm phù hợp với nội dung người dùng cần tìm.
- Google RankBrain làm cho việc tìm kiếm trở nên thông minh và thân thiện hơn: Khách hàng luôn có xu hướng muốn tìm kiếm một thông tin nào đó, họ sẽ tìm kiếm theo các từ khóa dài để có kết quả chính xác hơn.
Google RankBrain
Tìm hiểu về Google RankBrain và SEO
- Có những nội dung hữu ích và quan trọng hơn bao giờ hết.
Cũng như các SEO-er đã biết thì những từ khóa có vai trò vô cùng quan trọng đối với những website của mình như thế nào. Nhưng chỉ sử dụng từ khóa thôi thì không đủ, là một nhà SEO-er chúng ta cần phải cung cấp thêm những thông tin có tính hữu ích và đầy đủ nhất cho những vấn đề liên quan.
Việc bạn sử dụng những từ khóa đơn lẻ, chúng sẽ không giúp bạn có kết quả hiển thị lâu dài trên Google. “Anh chàng khó tính” Google đủ thông minh để xác định nội dung bài viết của bạn có tuyệt vời và cung cấp thông tin đầy đủ cho người dùng hay không.
- Những thuật toán được Google cập nhật liên tục.
Thời gian gần đây “anh chàng khó tính” Google đã tiến hành cập nhật những thuật toán một cách liên tục. Không thể không nhắc đến Google RankBrain cũng là một trong những thuật toán đó. Để hiển thị nội dung đến người dùng một cách chính xác thì những kết quả sẽ thay đổi và dao động liên tục. Sử dụng trí tuệ nhân tạo, Google RankBrain sẽ xác định được mong muốn của người dùng. Điều này sẽ làm khó và đòi hỏi những người chủ sở hữu website phải linh hoạt và thông minh trong việc lựa chọn những từ khóa.
Thay vì tập trung vào một từ khóa thì những người chủ sở hữu website nên tạo ra những nội dung nhắm đến mục tiêu từ khóa chính và một số từ khóa có liên quan.
Kết quả, những nhà kỹ sư chỉ đoán đúng gần 70%, còn Google RankBrain lại đưa ra kết quả chính xác đến 80% so với dự đoán.
Có thể chúng ta sẽ bị cản trở đến mức tương đương với việc không đạt mục tiêu một nửa số trang trên Wikipedia nếu như chúng ta xóa bỏ thuật toán Google RankBrain này. Google RankBrain chỉ được phát triển với mục đích nhằm tập trung vào những vấn đề truy cập hàng ngày. Và “anh chàng khó tính “ Google cũng đã chỉ ra rằng, Google RankBrain là phần quan trọng của tìm kiếm miễn phí.
Cơ chế hoạt động của Google RankBrain.
Một sự thật mà bạn nên biết là “anh chàng khó tính” Google chưa bao giờ chỉ ra cơ chế hoạt động của Google RankBrain. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn có thể đưa ra những phỏng đoán về cơ chế hoạt động của cánh tay đắc lực Google RankBrain này.
Mục tiêu cốt lõi của Google RankBrain là giúp đỡ anh chàng khó tính Google hiểu một số loại truy vấn tìm kiếm. Và đặc biệt hơn là những thứ mà Google không thể nhìn thấy trước được. Đồng nghĩa với việc, Google RankBrain có giá trị tác động đáng kể tới 15% các truy vấn được tìm kiếm hàng ngày và chúng có thể sẽ ảnh hưởng đến những truy vấn phổ biến.
Google RankBrain giúp Google có khả năng phục vụ những tìm kiếm khi loại hình từ khóa cụ thể của những từ khóa hay thường bị bỏ qua khi xếp hạng kết quả tìm kiếm thay vì tập trung nhiều hơn đến truy vấn đó.
Gary IIIyes đưa ra một ví dụ: “Làm thế nào để đánh bại Super Mario Brothers không có cheats”
“Anh chàng khó tính” Google cũng sẽ bỏ qua những từ ngữ không có và dừng lại cung cấp thông tin cho kết quả tìm kiếm nhằm đánh bại trong trò chơi cheats. Tuy vậy nhưng với Google RankBrain có thể khôi phục kết quả tìm kiếm phù hợp với nội dung mà người dùng mong muốn hay đang tìm kiếm – kết quả “mà không có cheats”
Có thể hiểu theo cách khác, Google RankBrain không thể thay thế thứ hạng trên bảng xếp hạng, thay vào đó, Google RankBrain giúp mọi người hiểu rõ hơn về việc truy vấn để cung cấp kết quả tìm kiếm, việc này cực kỳ quan trọng về những vấn đề truy vấn mang tính tiêu cực, ví dụ như là truy vấn sử dụng những từ như RankBrain Learning.
Những dữ liệu sẽ được làm mới và thay đổi định kỳ, chúng vẫn thường xuyên xảy ra hoặc có thể hiểu đơn giản là thuật toán sẽ được cập nhật khi cần thiết mặc dù “anh chàng khó tính “ Google không xác nhận.
Những mẹo để tối ưu hóa Google RankBrain
Có những việc bạn nên hiểu rằng chúng ta không thể nào tối ưu Google RankBrain trực tiếp được. Chính vì vậy nên chúng ta chỉ có thể tối ưu hóa những yếu tố khác tác động tới Google RankBrain.
Tập trung việc xếp hạng của những website sao cho phù hợp với nội dung mà khách hàng cần tìm kiếm là một trong những vai trò chính của Google RankBrain. Và nhiệm vụ chính của bạn là người sẽ tạo ra nội dung sao cho những nội dung đó phù hợp đến khách hàng và họ muốn tìm kiếm những nội dung mang lại cho họ những trải nghiệm tốt.
Những nghiên cứu về từ khóa của Google RankBrain
- Loại bỏ những từ khóa dài : Bỏ qua những từ khóa dài rất được những SEO-er ưa chuộng do chúng có lượng cạnh tranh thấp và rất dễ để lên Top. Nhưng khi Google RankBrain ra đời thì việc đó thật sự không cần thiết, dưới đây là một số ví dụ cho mọi người hiểu rõ hơn. Ví dụ, như trước kia, bạn cần tìm nội dung từ khóa “ nước ép hoa quả dùng để giảm cân” và những nội dung khác liên quan đến từ khóa “ nước ép trái cây nào giảm mỡ “ thì Google sẽ cho cả hai nội dung đó lên Top. Nhưng với phiên bản hiện tại, “anh chàng khó tính” Google hiểu được ý nghĩa của hai từ khóa bạn cần tìm này và đưa ra kết quả tương tự nhau.

Bạn có thể sẽ mắc phải trường hợp hai bài viết cạnh tranh nhau về từ khóa mà không có biết nào được lên Top cả.
- Tối ưu hóa trung bình: đây là việc bạn cần làm bởi vì những từ khóa này có lượng tìm kiếm cao hơn và có độ cạnh tranh thấp hơn so với những từ khóa ngắn. Ví dụ cụ thể từ khóa :” Chế độ ăn Eatclean”. Lúc này, Google RankBrain sắp xếp thứ hạng những từ khóa của bạn đồng thời nhiều từ khóa dài khác như hình bên dưới.
Google RankBrain - Sử dụng những từ khóa có liên quan: việc bạn sử dụng những từ khóa có liên quan trong bài viết của bạn thì Google RankBrain sẽ hiểu rõ về chủ đề mà bạn muốn truyền tải đến người dùng. Chẳng hạn như, bạn viết về từ khóa “Backlinks” thì những từ khóa có liên quan tới là : liên kết nội bộ, tiếp cận email, SEO Ở page, SEO Offpage,…. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng những công cụ như Keywork Tool, Ahrefs, Sufer SEO, SEMrush … Để tìm những từ khóa có liên quan.
Tối ưu tiêu đề và thẻ mô tả để tăng CTR
- Sử dụng cảm xúc trong tiêu: những yếu tố mang tính cảm xúc sẽ mang đến cho bạn nhiều lượt quan tâm và click chuột hơn. Những từ ngữ mang cảm xúc bạn có thể áp dụng vào những tiêu đề : đảm bảo, bởi vì, bí mật, nhanh chóng, hay nhất, tốt nhất, tiết kiệm nhất, đã được chứng minh,…
- Thêm những con số hoặc dấu ngoặc trong tiêu đề: đây được coi là một tiếp khá thú vị đến cho bạn. Một số ví dụ minh họa để bạn có thể áp dụng trong bài viết của mình: (2022), [Report] , (Case Study),…
- Tối ưu thế mô tả: có thể chúng không ảnh hưởng đến SEO nhưng có thể sẽ tăng chỉ số CTR của bạn. Việc bạn cần làm bây giờ là :
+Thêm những yếu tố gây cảm xúc tò mò, hấp dẫn, chú ý vào phần tiêu đề của bài viết.
+Đặt bản thân vào khách hàng để trả lời cho những câu hỏi : “tại sao họ phải click vào bài viết của bạn chứ không phải là người khác” .
+Nên ưu tiên thêm những từ khóa khi bạn tìm kiếm kết quả nội dung từ Google Ads từ khóa đó. Nếu như bình thường, khi chạy Ads người ta sẽ tối ưu thẻ mô tả rất tốt.
+Trong tiêu đề nên có từ khoá.
Giảm bớt tỷ lệ thoát trang web và tăng tỷ lệ xem.
Nếu khách hàng ở một trang web càng lâu thì Google sẽ hiểu rằng nội dung của website đó mang đến thông tin phù hợp cho khách hàng. Từ đó, Google RankBrain sẽ làm nhiệm vụ đó là đưa trang web có nội dung của bạn tăng thêm thứ hạng và ngược lại.
Những cách giảm tỷ lệ thoát trang web và gia tăng thời gian đọc và xem trang web của bạn:
- Đưa nội dung bài viết lên màn hình đầu tiên: mục đích khách hàng tìm kiếm để biết nội dung và thông tin mình cần tìm. Việc bạn đưa nội dung lên màn hình đầu tiên giúp khách hàng hiểu họ đã tìm đúng thông tin mình cần tìm. Và khi họ click chuột vào kết quả bài viết đó, họ sẽ có câu trả lời ngay lập tức.
- Nên có mở đầu ngắn gọn và súc tích: đây cũng có thể được coi là yếu tố quyết định họ sẽ đọc tiếp bài viết của bạn hãy không, chính vì điều đó, phần nội dung mở đầu nên ngắn gọn và súc tích nhưng không vì vậy mà thiếu ý họ cần tìm.
- Nên có nội dung giá trị và chuyên sâu: Bạn nên tham khảo những từ khóa trước đó. Bởi vì một bài viết có nội dung dài khách hàng sẽ mất nhiều thời gian để đọc và muốn lướt qua cũng mất thời gian với những nội dung lan man.
- Phần nội dung nên chia cho phù hợp: Bạn không nên để bài viết của mình giống như 1 bài sớ dài mà không chia phần hay các đoạn, nên có mục lục bài viết. Để chia phần nội dung bài vì của mình rõ ràng, đơn giản và thu hút khách hàng thì mỗi phần bạn nên để khoảng 200 – 300. Và bạn có thể sử dụng thẻ Heading để làm điều đó.
Tối ưu và cập nhật nội dung cũ

Trước khi bạn biết đến Google RankBrain thì sẽ có rất nhiều nội dung cũ. Bạn có thể gộp những bài viết có cùng chủ đề lại với nhau để tạo thành một bài viết mang tính giá trị và chuyên môn sâu.
Bên cạnh đó, hãy tiến hành tối ưu những bài viết đang có lượt traffic cao rồi tiếp đến tối ưu bài viết khác.
Sau khi bạn gặp những bài viết nhỏ lại với nhau, tiếp theo bạn hãy sử dụng redirect 301 để chuyển hướng những bài viết cũ sang những bài viết mới đã được tối ưu. Chính những điều này sẽ giúp bài viết của bạn lên top và đem đến những lượng truy cập lớn về trang web của mình.
Những câu hỏi thường gặp về Google RankBrain
Tìm hiểu về Google RankBrain là gì ?
RankBrain là một phần của thuật toán tìm kiếm của Google để tìm những trang phù hợp nhất cho những truy vấn của người dùng, khách hàng.
Có phải Google RankBrain là một phần của thuật toán Hummingbird từ Google không?
Hummingbird là một thuật toán tìm kiếm tổng thể và RankBrain chỉ là một phần mới nhất trong đó. Bởi RankBrain không thể xử lý mọi tìm kiếm như thuật toán tổng thế, còn Hummingbird lại bao gồm những phần khác quen thuộc với những SEO-er như: Panda, Pengeuin, Payday,….
Những dấu hiệu mà Google sử dụng trên xếp hạng sẽ như thế nào?
Ví dụ như là, Google sẽ đọc những từ ngữ trên trang web được chú ý về thân thiện với di động đó là một dấu hiệu được ưa chuộng nhất.
Những dấu hiệu này đều được xử lý nhiều nhất trong Hummingbird để chúng xác định rằng những trang web nào thì Google sẽ hiển thị khi hồi đáp những tìm kiếm khác nhau.
Tìm hiểu về những dấu hiệu?
“Anh chàng khó tính” Google đã từng nói rằng, họ có hơn 200 dấu hiệu để xếp hạng chính mà việc đánh giá có thể lên tới 10.000 biến thể hoặc dấu hiệu con.
Tìm hiểu về Google RankBrain có nhiệm vụ gì?
Nhiệm vụ chính của Google RankBrain là xử lý các tìm kiếm mà khách hàng điền vào để tìm kiếm các website mà không có các từ ngữ chính xác được tìm kiếm.
Những ví dụ về Google RankBrain?
Nếu chúng ta tìm kiếm với nội dung “Có bao nhiêu chiếc thìa trong một cái cốc?”, Google RankBrian sẽ yêu thích những kết quả khác nhau, tùy thuộc vào lãnh thổ và vị trí của bạn, dù cho tên giống nhau.
Tóm lại, bài viết đã chúng ta phần nào hiểu rõ về Google RankBrain. Mong rằng có những thông tin của Nhật Nam Media sẽ giúp bạn có một trải nghiệm tốt và phần nào hiểu rõ về thuật toán Google RankBrain này.
Bài viết liên quan