Marketing trực tiếp là gì? Hiệu quả ra sao, cách tận dụng như thế nào?

Phương pháp phổ biến nhất hiện nay được nhiều người sử dụng cho mục đích bán hàng của mình đó chính là tiếp thị. Có nhiều phương thức tiếp thị, trong đó phương thức tiếp thị được nhiều doanh nghiệp lựa chọn đó là marketing trực tiếp. Marketing trực tiếp được nhận định liên quan đến việc trình bày thông tin về công ty, sản phẩm hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp cho khách hàng mục tiêu mà không cần sử dụng người trung gian quảng cáo.

Marketing trực tiếp
Marketing trực tiếp là gì?

Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, marketing trực tiếp hiện hữu rất nhiều, đây là một hình thức tiếp thị không hề mới mẻ ở thị trường Việt Nam, tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng hiểu rõ và áp dụng đúng để thu được lợi nhuận. Hãy cùng Công ty thiết kế website trọn gói Nhật Nam Media tìm hiểu marketing trực tiếp là gì? Hiệu quả ra sao, cách tận dụng như thế nào để mang lại lợi ích tối đa cho hoạt động kinh doanh của bạn.

Contents

Marketing trực tiếp là gì?

Khái niệm marketing trực tiếp được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1967 trong một bài diễn văn của Lester Wunderman, ông là người đi tiên phong dùng các kỹ thuật marketing trực tiếp cho các thương hiệu như American Express và Columbia Records. Marketing trực tiếp (tiếng Anh là Direct marketing) là phương thức truyền thông trực tiếp mà doanh nghiệp sử dụng để tiếp cận khách hàng mục tiêu ở các phân khúc nhỏ, mong muốn tạo ra các đáp ứng tức thì. Các đáp ứng này dưới nhiều hình thức như: một yêu cầu, mua hàng, gửi phiếu,… thông qua các dữ liệu có sẵn như email, số điện thoại, địa chỉ mà hoạt động này diễn ra hiệu quả hơn so với các phương thức marketing khác.

Có hai nét đặc trưng chính để phân biệt marketing trực tiếp với các loại hình marketing khác. Đầu tiên, đó là dựa vào truyền thông thương mại (thư trực tiếp, email, chào hàng qua điện thoại,..) hoặc phân phối trực tiếp đến từng người tiêu dùng, thay vì thông qua một bên thứ ba, chẳng hạn như phương tiện thông tin đại chúng. Đặc điểm thứ hai để phân biệt Marketing trực tiếp là nhấn mạnh vào những phản hồi mang tính tích cực có thể theo dõi và đo lường được từ khách hàng.

Về bản chất, hiệu quả của chiến dịch tiếp thị trực tiếp dễ đo lường hơn các loại quảng cáo khác, vì các thương hiệu có thể tự phân tích số liệu, theo dõi mã nguồn duy nhất và điều chỉnh chiến lược một cách hiệu quả mà không cần thông qua người trung gian. Công ty có thể đo lường sự thành công của mình bằng cách thống kê có bao nhiêu người tiêu dùng thực hiện cuộc gọi, trả lại thẻ, sử dụng phiếu giảm giá hoặc nhấp vào liên kết.

Marketing trực tiếp
Marketing trực tiếp là gì?

Marketing trực tiếp được chia thành hai nhóm công cụ chính:

Nhóm truyền thống gồm các công cụ như: Thư trực tiếp (Direct mail) – postcard, Brochure/ catalogue (Mail order), Tiếp thị từ xa (Telemarketing), Bản tin (Newsletter), Phiếu giảm giá (Coupon), Quảng cáo phúc đáp (Direct Response Advertising), Tiếp thị tận nhà (Door to door marketing)

Nhóm công cụ hiện đại được phát triển trong những năm gần đây như: Gửi email (Email Marketing), Gửi tin nhắn (SMS Marketing), Mạng xã hội (Social Media).

Marketing trực tiếp
Các công cụ thực hiện marketing trực tiếp

Vai trò của marketing trực tiếp

Marketing trực tiếp giúp cho doanh nghiệp có xu hướng chuyển từ giao tiếp đại chúng sang giao tiếp cá nhân và thiết lập mối quan hệ trực tiếp với khách hàng.

Marketing trực tiếp thu thập các thông tin người dùng như email, số điện thoại, địa chỉ… để phục vụ các hoạt động chăm sóc sau bán hàng.

Những hoạt động marketing trực tiếp thường dễ dàng tương tác với người dùng hơn. Nhờ vào việc tương tác trực tiếp nên người làm marketing dễ dàng nhận biết hành vi mua hàng, link, share hay quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ. Tạo cơ hội cho việc thiết lập cơ sở dữ liệu (database) về khách hàng khá dễ dàng với sự trợ giúp của máy tính. Từ đó xác định nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng về sản phẩm với hình thức và đặc tính cụ thể để định hướng cho những người lập kế hoạch sản xuất thực hiện sáng tạo ra nhiều loại và chủng loại hàng hóa có thể thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của từng nhóm khách hàng, từng khách hàng. Nhờ vậy, tạo cho khách hàng sự thuận tiện, thông tin chi tiết khi mua sắm.

Ngày nay, với sự bùng nổ và phát triển các phương tiện truyền thông điện tử và phương tiện truyền thông cá nhân (điện thoại, cell phone, computer, ti vi) marketing trực tiếp tạo sự dễ dàng cho khách hàng mua sắm.

Vai trò của người phụ nữ trong xã hội hiện đại ngày càng thay đổi, phụ nữ đi làm nhiều hơn, thu nhập gia tăng, quan tâm đến hoạt động dịch vụ, giải trí chăm sóc sức khỏe…. cần giảm thiểu thời gian mua sắm.

Ưu và nhược điểm của marketing trực tiếp

Ưu điểm của marketing trực tiếp

Marketing trực tiếp
Ưu điểm

Marketing trực tiếp là một trong những công cụ tiếp thị phổ biến và hiệu quả nhất để thiết lập kết nối trực tiếp với đối tượng mục tiêu. Tiếp thị trực tiếp có sức hấp dẫn của nó, đặc biệt là đối với các công ty có ngân sách eo hẹp không đủ khả năng chi trả cho các chiến dịch quảng cáo trên truyền hình hoặc Internet.

Đặc biệt khi thế giới ngày càng trở nên kết nối thông qua các nền tảng kỹ thuật số, thì mạng xã hội trở thành cách hiệu quả để tiếp thị đến khách hàng.

Ưu điểm của marketing trực tiếp là:

  • Chia được từng nhóm khách hàng mục tiêu tùy theo độ tuổi, địa lý, giới tính, sở thích, hành vi, nghề nghiệp,…
  • Marketing trực tiếp có thể tối ưu thông điệp cho từng nhóm đối tượng mục tiêu
  • Marketing trực tiếp mang lại hiệu quả truyền thông cao hơn các phương tiện khác
  • Khả năng trả lời khách hàng ngay lập tức và đo lường chính xác các phản hồi của khách hàng
  • Lập kế hoạch Digital marketing tối ưu nhất, giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng, tăng độ nhận diện thương hiệu và tỷ lệ chuyển đổi.
  • Thông qua thử nghiệm các nhóm khách hàng khác nhau giúp đo lường được hiệu quả của các chiến lược marketing .
  • Marketing trực tiếp giúp rút ngắn khoảng cách địa lý, thông qua internet việc xa hay gần giữa doanh nghiệp, nhà cung cấp và người mua hàng không còn là vấn đề đặc biệt, các đối tác có khả năng gặp nhau qua không gian mạng. Việc làm này cho phép bỏ qua những khâu trung gian truyền thống giữa người mua và bán .
  • Tiếp thị toàn cầu: các nhà marketing sẽ thông qua internet để tiếp cận với các thị trường khách hàng trên toàn cầu. Điều mà các phương tiện marketing thông thường khác hầu hết không thể làm được.
  • Giảm thời gian: Với marketing trực tiếp thời gian không còn là nhân tố chủ lực, mà thay vào đó, những người làm marketing online có thể thực hiện giao dịch với khách hàng hay truy xuất thu thập nội dung giao dịch 24/7.
  • Giảm chi phí: chi phí dành cho marketing sẽ không còn là gánh nặng cho doanh nghiệp. Marketing trực tiếp có thể mang lại hiệu quả gấp 2 lần với mức phí chỉ bằng 1/10 so với các hình thức tiếp thị thông thường.

Nhược điểm của marketing trực tiếp

Marketing trực tiếp
Nhược điểm

Một số nhược điểm thường gặp phải khi sử dụng phương thức marketing trực tiếp là:

  • Việc tiếp thị thông qua thư trực tiếp và thư điện tử khó có thể tạo ra hình ảnh, màu sắc mong muốn.
  • Nhiều đơn vị mua data khách hàng và gửi thư spam, gọi điện spam làm cho khách hàng khó chịu và dẫn đến việc sẽ có nhiều khách hàng từ chối nhận thư quảng cáo, email và điện thoại của nhân viên tiếp thị sản phẩm.
  • Chất lượng danh sách khách hàng không ổn định: nếu không thường xuyên cập nhật, danh sách khách hàng sẽ không còn tính xác thực.
  • Mặc dù marketing trực tiếp giúp giảm thiểu chi phí so với các phương thức tiếp thị khác, nhưng việc thực hiện marketing trực tiếp cũng góp phần gia tăng chi phí của doanh nghiệp làm ảnh hưởng tới lợi nhuận.
  • Marketing trực tiếp sẽ không đạt hiệu quả nếu khách hàng không nhận điện thoại tư vấn hoặc chặn cuộc gọi.
  • Tuy nhiên, nhược điểm chính của marketing trực tiếp là việc doanh nghiệp không thể nâng cao hồ sơ và xây dựng hình ảnh đi kèm với một bên thứ ba công nhận thương hiệu của bạn. Ví dụ: Công ty trả tiền cho một bài báo giới thiệu về sản phẩm/ dịch vụ của họ trên The New York Times, điều này có thể nâng cao đáng kể hình ảnh của thương hiệu và giúp doanh nghiệp đó dễ dàng ký kết thỏa thuận với những khách hàng sẵn sàng tin tưởng nguồn ý kiến ​​bên ngoài được cho là không thiên vị. Đây là điều mà marketing trực tiếp không thể làm được.
Xem thêm  Email Marketing là gì? Cách triển Khai Email Marketing Hiệu quả

Tại sao nên áp dụng marketing trực tiếp?

Marketing trực tiếp
Áp dụng Marketing trực tiếp

Marketing trực tiếp giúp quá trình bán hàng và chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp hiệu quả hơn, cụ thể:

  • Marketing trực tiếp giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng cá nhân hóa khách hàng, xác định nguồn khách hàng tiềm năng vượt trội hơn các phương thức marketing khác.
  • Vào thời điểm phù hợp, doanh nghiệp có thể đưa sản phẩm đến với người mua tiềm năng thông qua mối quan hệ thân thiết với khách hàng, từ đó nhận được sự ủng hộ tốt của khách hàng.
  • Tăng hiệu quả thử nghiệm các chiến lược mới về tiêu đề, quảng cáo, tiện ích hay giá cả sản phẩm,…
  • Nhờ các thống kê tương đối chính xác về mức độ phản ứng của khách hàng, doanh nghiệp sẽ cho ra mắt các sản phẩm mới phù hợp hơn với nhu cầu của người tiêu dùng.
  • Cùng với sự phát triển của marketing trực tiếp, giờ đây người mua không cần tới điểm bán mà chỉ cần ngồi tại nhà là có thể đặt mua được các sản phẩm mà mình mong muốn, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí khi mua hàng. Bên cạnh đó, người mua còn nhận được nhiều hơn các sản phẩm mà mình quan tâm qua các hoạt động chăm sóc khách hàng.

Các công cụ marketing trực tiếp

Marketing trực tiếp
Các công cụ marketing trực tiếp

Công cụ marketing trực tiếp (tiếng Anh là Direct Marketing Tools) là các hình thức được doanh nghiệp sử dụng khi tiến hành marketing trực tiếp. Cụ thể là:

Marketing qua thư trực tiếp (Direct Mail)

Marketing trực tiếp qua thư là hình thức mà người làm marketing sẽ gửi trực tiếp thư qua bưu điện tới các khách hàng trong danh mục của họ hay các khách hàng trong khu vực.

Thư chào hàng có thể là tờ quảng cáo về sản phẩm của doanh nghiệp với hi vọng bán được sản phẩm này cho khách hàng mục tiêu. Hoặc có thể, đó chỉ là thông báo, thông tin hay quà tặng để cảm ơn khách hàng.

Ngoài khả năng giúp doanh nghiệp bán được sản phẩm, phương thức marketing trực tiếp bằng thư còn giúp doanh nghiệp thu thập được danh sách khách hàng tiềm năng.

Thư trực tiếp có thể tiếp cận linh hoạt từng cá nhân, cho phép tiến hành trắc nghiệm và lượng định kết quả. Việc gửi thư trực tiếp đang ngày càng phổ biến vì nó hướng tới những khách hàng đã được lựa chọn kĩ.

Tuy nhiên, nhược điểm của phương thức marketing trực tiếp bằng thư là nó có chi phí khá cao so với các phương tiện truyền thông đại chúng. Hình thức này phụ thuộc nhiều vào cơ sở dữ liệu khách hàng của doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động của hệ thống bưu điện.

Marketing trực tiếp
Marketing qua thư trực tiếp

Marketing trực tiếp qua thư điện tử (Email Marketing)

Đây là hình thức mà nhà làm marketing sẽ gởi thư qua email cho các khách hàng của mình. Một điều lo âu trong hình thức marketing trực tiếp bằng thư điện tử là thư rác (Spam), những thư này sẽ đẩy lùi những thư điện tử hợp pháp khác, kết quả là sự phát triển rất nhanh chóng của thư rác. Để hạn chế nhược điểm này, nhiều nhà cung cấp dịch vụ email và IPS đã tăng hiệu quả của các chương trình chống lại thư rác.

Marketing trực tiếp
Marketing trực tiếp qua thư điện tử

Các phiếu thăm dò khách hàng trực tiếp

Thông qua các phiếu điều tra khách hàng, doanh nghiệp sẽ được cung cấp và phản hồi thông tin đối với sản phẩm của mình, việc này làm cho họ tìm ra những sai sót và sửa chữa để hoàn thiện.

Quảng cáo tại điểm bán

Điểm bán hàng là một địa điểm thuận lợi để thực hiện phương thức marketing trực tiếp. Bằng các hình thức khuyến mãi, tặng quà, tặng voucher ngay tại điểm bán hàng sẽ giúp doanh nghiệp gây ấn tượng với người mua sản phẩm, người sử dụng dịch vụ. Làm tăng sức mua của khách hàng.

Marketing trực tiếp
Tiếp thị tại điểm bán

Tổ chức sự kiện ngoài trời cho người tiêu dùng

Marketing trực tiếp bao gồm việc tổ chức các sự kiện ngoài trời nhằm thu hút nhiều người tiêu dùng. Thông qua các sự kiện này, doanh nghiệp sẽ giới thiệu các sản phẩm của mình đến người tiêu dùng. Đây được xem là phương thức giúp tiếp cận người tiêu dùng tốt và thu lại hiệu quả cao.

Marketing trực tiếp qua catalog

Trong phương thức này, catalog của doanh nghiệp sẽ được gửi tới khách hàng tiềm năng qua đường bưu điện. Dựa trên các catalog này, khách hàng sẽ tiến hành đặt hàng.

Điểm nổi bật khi thực hiện marketing trực tiếp qua catalog là ngoài việc giới thiệu sản phẩm đến khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp còn có thể gửi mẫu hàng kèm theo, đồng thời bổ sung thêm tư liệu hay thông tin của doanh nghiệp vào catalog, cùng với đường dây nóng đặc biệt để giải đáp các câu hỏi được khách hàng gửi đến.

Thông qua cơ sở dữ liệu của mình, doanh nghiệp cũng có thể gửi quà biếu kèm theo catalog cho những khách hàng tốt nhất. Cách bán hàng theo catalog đã giúp nhiều công ty thành công. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần thiết kế catalog tạo ấn tượng tốt cho khách hàng và doanh nghiệp phải có địa chỉ khách hàng chính xác.

Marketing trực tiếp
Marketing trực tiếp qua catalog

Marketing trực tiếp qua điện thoại

Những người làm marketing sẽ gọi điện thoại trực tiếp cho khách hàng. Ưu điểm của phương thức này là việc điện thoại cá nhân trong thời đại ngày nay đang trở thành phương tiện giao tiếp không thể thiếu, nhanh chóng và tiện lợi, không gì thay thế được. Marketing trực tiếp qua điện thoại giúp doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng, cũng như giúp khách hàng tiếp cận với nhà cung cấp bất kể khoảng cách không gian và thời gian, hay thời tiết,…

Doanh nghiệp cũng có thể cung cấp một số điện thoại miễn phí để khách hàng đặt mua sản phẩm/ dịch vụ của mình. Hay thông qua số điện thoại miễn phí này, các khách hàng sẽ đóng góp ý kiến, khiếu nại dành cho sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp.

Marketing trực tiếp qua điện thoại ngày càng được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, việc marketing trực tiếp qua điện thoại gặp nhược điểm là khi nhiều người tham gia gọi điện cùng một lúc sẽ dẫn đến điện thoại bị nghẽn mạch, kéo theo nhiều khách hàng bị bỏ lỡ hoặc không hài lòng.

Marketing trực tiếp
Marketing trực tiếp qua điện thoại

Marketing trực tiếp trên truyền hình

Marketing trực tiếp trên truyền hình được áp dụng theo hai cách. Cách thứ nhất là phát các chương trình giới thiệu về sản phẩm và cho khách hàng số điện thoại miễn phí để đặt hàng. Cách thứ hai, sử dụng toàn bộ chương trình hoặc kênh truyền hình cho việc bán sản phẩm và dịch vụ.

Thông qua marketing trực tiếp trên truyền hình, khách hàng ngày càng biết đến sản phẩm và hình ảnh doanh nghiệp. Hiệu quả của phương pháp marketing trực tiếp trên truyền hình khá cao do số lượng khách hàng xem các chương trình truyền hình là rất lớn.

Tuy nhiên, chi phí cần bỏ ra cho phương pháp marketing trực tiếp trên truyền hình là khá lớn do một thông điệp về bất kì sản phẩm nào cũng đều phải phát nhiều lần ở những thời điểm khác nhau, để có thể tiếp cận với các khách hàng xem truyền hình ở những khung giờ khác nhau.

Marketing trực tiếp trên truyền thanh, tạp chí và báo

Đài, tạp chí hay các tờ báo cũng cung cấp cho khách hàng một số điện thoại đặt hàng miễn phí để các doanh nghiệp chào hàng trực tiếp đến khách hàng.

Xem thêm  SWOT là Gì? Cách phân Tích, áp Dụng thực Tế

Đông đảo quần chúng thường hay quan tâm đến các thông tin trên báo chí, điều này tạo điều kiện cho doanh nghiệp khắc hoạ hình ảnh của bản thân và tiếp cận được nhiều hơn đến từng đối tượng khách hàng.

Website marketing

Marketing trực tiếp
Marketing trực tiếp qua website

Là quá trình tiếp thị cho các trang web, bao gồm tất cả các hoạt động giới thiệu, thu hút các đối tượng khách hàng truy cập và thực hiện các hành động trên website. Doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm bằng cách kết hợp hình ảnh, văn bản và các URL liên kết đến trang web cung cấp cho khách hàng các thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.

Tuy nhiên, marketing trực tiếp bằng website rất có thể sẽ gặp nhiều khó khăn do website của doanh nghiệp khó được khách hàng mục tiêu biết đến.

Ngày nay, khi công nghệ thông tin phát triển khách hàng có thể thanh toán trực tiếp qua mạng internet cũng là một lợi thế của việc thực hiện marketing trực tiếp bằng website .

Bên cạnh đó, nếu không có được chương trình bảo mật cẩn trọng thì hình thức này sẽ làm cho doanh nghiệp gặp nguy cơ đe doạ từ đối thủ cạnh tranh.

Các bước xây dựng chiến dịch Marketing trực tiếp là gì?

Bước 1: Xác định mục tiêu

Marketing trực tiếp
Xác định mục tiêu

Với mục tiêu nghiên cứu thị trường:

Dựa theo mẫu khách hàng và những ý kiến phản hồi của họ, marketing trực tiếp cho phép doanh nghiệp tự cung cấp thông tin về đặc điểm, xu hướng của thị trường.

Doanh nghiệp có thể nắm bắt thị trường, định vị khách hàng mục tiêu thông qua việc phân tích phản ứng của khách hàng và các ý kiến đóng góp của khách hàng hay những mong muốn, nhu cầu về sản phẩm của họ. Từ đó doanh nghiệp xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc mua hàng, động cơ mua hàng và nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của khách hàng.

Với mục tiêu xây dựng mối quan hệ với khách hàng:

Yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp tăng trưởng lợi nhuận, kinh doanh thành công, chính là duy trì tốt mối quan hệ thân thiết với khách hàng. Việc thực hiện marketing trực tiếp với mục đích xây dựng mối quan hệ với khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp tăng sự hài lòng, thiện cảm của khách hàng, kích thích khách hàng quay lại và dần trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp.

Ngược lại, vào bất cứ lúc nào, khi khách hàng không hài lòng họ có thể sẽ chia sẻ quan điểm không tốt của họ về sản phẩm qua các trang mạng xã hội và trên website của doanh ngiệp làm giảm sút doanh thu và ảnh hưởng tiêu cực tới uy tín của doanh nghiệp.

Với mục tiêu bán hàng:

Một trong những phương pháp hữu hiệu giúp bạn nhanh chóng tăng doanh thu cho doanh nghiệp đó chính là marketing trực tiếp. Thông qua phương pháp Marketing trực tiếp, doanh nghiệp có thể giới thiệu, mô tả sản phẩm của mình một cách hấp dẫn nhất đến các khách hàng tiềm năng. Khi đã xây dựng quan hệ bán hàng tốt giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng, quá trình marketing trực tiếp sẽ càng dễ dàng hơn trong việc doanh nghiệp thúc đẩy người tiêu dùng tiếp tục mua sản phẩm của họ với các ưu đãi hấp dẫn.

Bước 2: Xây dựng data

Marketing trực tiếp
Xây dựng data

Để xây dựng một bản chiến lược marketing trực tiếp hiệu quả thì không thể bỏ qua việc xây dựng data. Data là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của toàn bộ chiến lược.

Trên thị trường Việt Nam hiện nay, đã xuất hiện những đơn vị rao bán, cung cấp data cho các doanh nghiệp thực hiện marketing trực tiếp. Tuy nhiên về độ tin cậy và chính xác của những data này rất khó để kiểm chứng, trong trường hợp đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp tiếp cận thông qua data này không phải là đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp, rất có thể dẫn đến những kết quả tiêu cực, phản tác dụng. Cách tốt nhất là doanh nghiệp nên tự xây dựng cho mình những data về khách hàng thông qua quá trình bán hàng, quảng cáo, truyền thông online và offline để có lượng data thật sự chất lượng. Những data này cần có đầy đủ thông tin về khách hàng như: tên và địa chỉ liên lạc, lịch sử mua bán, sở thích, hành vi,… Và một thông tin không thể thiếu đó là ngày sinh nhật của họ.

Chiến lược Marketing trực tiếp chỉ thật sự hiệu quả khi doanh nghiệp nắm rõ những thông tin về khách hàng của mình, lúc này những thông tin mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến khách hàng sẽ được đưa đến đúng đối tượng, đạt được đúng mục đích.

Một số cách để thu thập Data giúp doanh nghiệp đạt được những mong đợi như:

  • Thu thập data qua lịch sử bán hàng của doanh nghiệp
  • Thu thập data qua thực hiện khảo sát
  • Thu thập data bằng cách tổ chức các cuộc thi, chương trình khuyến mãi

Bước 3: Lựa chọn công cụ thực hiện marketing trực tiếp

Tùy theo đặc điểm sản phẩm và mục đích của mình mà doanh nghiệp có thể có những sự lựa chọn công cụ thực hiện marketing trực tiếp khác nhau. Mục tiêu cuối cùng là giúp cho doanh nghiệp cơ hội chăm sóc, tìm kiếm khách hàng một cách trực tiếp nhất, để nâng cao doanh thu cho mình. Mỗi công cụ của marketing trực tiếp đều có cách thức hoạt động và ưu nhược điểm khác nhau, không nên áp dụng một cách tùy tiện và tràn lan sẽ không mang đến hiệu quả tốt nhất trong việc bán hàng mà còn gây ra lãng phí cho doanh nghiệp.

Marketing trực tiếp
Lựa chọn công cụ thực hiện marketing trực tiếp

Điện thoại trực tiếp

Từ những ngày đầu tiên và cho tới tận bây giờ, điện thoại trực tiếp là công cụ Marketing trực tiếp truyền thống và phổ biến nhất, với ưu điểm là cuộc trò chuyện giữa doanh nghiệp và khách hàng không bị rập khuôn mà được biến tấu thay đổi linh hoạt theo từng khách hàng cụ thể, nhờ vào đó, doanh nghiệp có thể thu được thông tin khách hàng cụ thể và chi tiết nhất. Điều này giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng đánh giá được sự quan tâm và thái độ của khách hàng đối với sản phẩm và thương hiệu của mình.

Email

Việc thực hiện email là công cụ marketing trực tiếp giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa thời gian và ngân sách cho mình. Đây là công cụ marketing trực tiếp nhanh chóng, tiện lợi, có thể đo lường kết quả một cách dễ dàng nhất. Rất nhiều doanh nghiệp đã sử dụng công cụ marketing trực tiếp này cho việc: giới thiệu sản phẩm, quảng bá, gửi lời cảm ơn, chúc mừng,… đến khách hàng.

Gửi thư trực tiếp

Đây là công cụ thường được sử dụng trong marketing trực tiếp với mục đích: lời mời tham dự sự kiện, gửi lời cảm ơn tri ân, gửi sách hướng dẫn,… Trong thời đại công nghệ đang ngày càng phát triển, hình thức Marketing trực tiếp bằng cách gửi thư trực tiếp tưởng như đã bị lãng quên. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, khi người ta bắt đầu yêu thích và quay lại với phong cách cổ điển thì những lá thư được gửi trực tiếp từ doanh nghiệp đến khách hàng, đặc biệt là thư tay gửi lời cảm ơn khách hàng vào ngày sinh nhật của họ cùng với những món quà nhỏ của thương hiệu, sẽ gây được ấn tượng vô cùng lớn từ phía khách hàng.

Thư trực tiếp nếu được sử dụng đúng thời điểm, đúng cách sẽ đem lại cho doanh nghiệp cái nhìn thiện cảm từ khách hàng, khẳng định hình ảnh và đẳng cấp của doanh nghiệp.

Quảng cáo tại điểm bán

Marketing trực tiếp bằng cách quảng cáo tại điểm bán cho phép doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng tại đúng “khoảnh khắc vàng” khi họ đang thực hiện quyết định mua hàng. Với những lời giới thiệu, thuyết phục có thể kiểm chứng được ngay lập tức, doanh nghiệp có thể tạo ra độ tin cậy cao cho khách hàng.

Rất nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đã áp dụng công cụ marketing trực tiếp bằng phương thức quảng cáo sản phẩm tại điểm bán khi họ nhận ra những ưu điểm của hình thức này, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất ra các loại hình sản phẩm như: đồ điện tử, mỹ phẩm,… Tại điểm bán, doanh nghiệp cho phép khách hàng trải nghiệm trực tiếp sản phẩm đi kèm với hàng khuyến mãi, hàng dùng thử làm tăng thêm tính thuyết phục và tăng sức mua của khách hàng.

Xem thêm  PR là gì ? Vì sao Nên chọn PR để Truyền thông Trong chiến Dịch Marketing

Tổ chức sự kiện

Với công cụ marketing trực tiếp này, doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra công sức và tiền bạc để có thể xây dựng một sự kiện nhằm giới thiệu sản phẩm của mình đến khách hàng, tuy nhiên hiệu quả mà hình thức này mang lại là vô cùng lớn. Doanh nghiệp có thể thực hiện quảng bá cho sản phẩm của mình trực tiếp đến các khách hàng đồng thời tiếp thu ý kiến đóng góp nhằm cải thiện khắc phục những điểm thiếu sót thông qua một số các loại hình sự kiện như: tri ân, lễ kỷ niệm, khai trương,… , và hơn cả, một sự kiện được tổ chức thành công chắc chắn sẽ đem lại những hình ảnh tích cực, ấn tượng tốt đẹp về doanh nghiệp trong lòng khách hàng.

Bước 4: Đo lường hiệu quả và điều chỉnh nếu cần thiết

Mỗi hoạt động truyền thông trước và sau khi tiến hành đều phải đo lường kỹ càng và điều chỉnh nếu cần thiết để đạt được hiệu quả tối ưu nhất. Để đo lường được hiệu quả của hoạt động marketing trực tiếp, doanh nghiệp có thể so sánh hiệu quả của từng nội dung marketing đạt được với mục tiêu đề ra ban đầu.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có thể so sánh chi phí phải bỏ ra giữa những công cụ marketing trực tiếp khác nhau để đạt được một đơn vị đo lường cụ thể. Dựa vào những số liệu này, doanh nghiệp có thể điều chỉnh lại chiến lược marketing của mình một cách phù hợp với mục tiêu marketing theo từng giai đoạn cụ thể.

Marketing trực tiếp
Đo lường hiệu quả thực hiện marketing trực tiếp

Các yếu tố tạo nên sự thành công của marketing trực tiếp

Cơ sở dữ liệu (Database)

Trong marketing trực tiếp, cơ sở dữ liệu khách hàng được xây dựng dựa trên cơ sở “con người” và được chia theo 4 nhóm thông tin sau:

  • Thông tin cá nhân: họ, tên, giới tính, tuổi, tình trạng hôn nhân, số con, nghề nghiệp, chức vụ,….
  • Thông tin địa chỉ: địa chỉ nhà ở, tên đường, quận, thành phố; địa chỉ công ty, số điện thoại, địa chỉ mail,…
  • Thông tin tài chính: số tài khoản, mức thu nhập, khả năng và uy tín thanh toán, số lần đặt hàng,…
  • Thông tin hoạt động: thói quen mua sắm, khiếu nại và các trường hợp khiếu nại đã được xử lý như thế nào,…
    Marketing trực tiếp
    Xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng

Lời chào (Offer)

Trong marketing trực tiếp lời chào thể hiện mong muốn kết nối giữa doanh nghiệp với đối tượng khách hàng tiềm năng, khách hàng mục tiêu. Lời chào được thiết kế dựa trên sản phẩm hoặc loại dịch vụ, các ưu đãi đặc biệt, giá bán và những lợi ích mang lại cho người tiêu dùng,…Nói cách khác, lời chào hàng là lời đề nghị mà doanh nghiệp tin rằng nó đáp ứng được những gì khách hàng cần và khách hàng muốn.

Sáng tạo (Creative): Sự sáng tạo trong lời chào hàng của doanh nghiệp là cực kỳ quan trọng, đó là yếu tố quyết định doanh nghiệp có thành công khi tiếp cận khách hàng. Nếu lời chào hàng là nội dung của những gì bạn đề nghị với khách hàng, thì sáng tạo (creative) là hình thức của lời chào hàng đó, nó bao gồm lời văn, cách trình bày, hình ảnh, kỹ thuật in ấn.

Marketing trực tiếp
Lời chào

Phương tiện truyền thông (Media)

Nếu phương tiện truyền thông được dùng chủ yếu trong Marketing truyền thống là báo chí, radio, TV thì trong marketing trực tiếp phương tiện truyền thông chủ yếu được dùng là gửi thư trực tiếp, gửi thư qua email, gọi điện thoại, và internet.

Marketing trực tiếp
Phương tiện truyền thông

Tổ chức thực hiện (Organizing)

Tổ chức thực hiện là nói về các công việc phải làm, trình tự tiến hành và tính toán tiến độ thời gian sao cho mọi việc diễn ra đúng kế hoạch và tốt đẹp. So với marketing kiểu truyền thống thì marketing trực tiếp thuận lợi hơn trong việc kiểm soát thời gian và nội dung.

Việc truyền thông tin đến đúng người là yếu tố quan trọng nhất để làm marketing trực tiếp thành công. Kế đến là một lời chào hàng đầy hấp dẫn, rồi đến sự sáng tạo và yếu tố thời gian. Lời chào và sự sáng tạo sẽ trở nên vô nghĩa trong marketing trực tiếp nếu bạn gửi thư đến địa chỉ sai. Cho nên công việc tổ chức thực hiện là thiết yếu để đưa các chương trình tiếp thị trực tiếp đến thành công.

Marketing trực tiếp
Tổ chức thực hiện

Dịch vụ khách hàng (Customer Service) và Call center

Mọi cố gắng, nỗ lực của doanh nghiệp khi thực hiện marketing trực tiếp đều hướng đến mục tiêu cuối cùng là khách hàng đồng ý đặt hàng, bỏ tiền ra mua hàng hoá hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Nếu như lúc khách hàng gọi đến công ty bạn không có người nghe máy, hoặc người tư vấn sản phẩm cho khách hàng trả lời không nhiệt tình, tư vấn không đúng và không đầy đủ thông tin sản phẩm mà khách hàng cần, hoặc hết hàng, giao hàng chậm trễ, thanh toán nhiêu khê, thì công sức của bạn bỏ ra để marketing trực tiếp có thể sẽ đổ sông, đổ biển. Tất cả những điều vừa nêu trên nằm trong khái niệm gọi là “dịch vụ khách hàng”.

Khi tiến hành marketing trực tiếp, để có thể phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, các công ty phải biết tiên liệu, dự kiến trước những trục trặc có thể xảy ra, và có biện pháp phòng tránh trước. Địa chỉ có thể bị sai trong quá trình đánh máy, đường dây điện thoại có thể bận, bao bì khi vận chuyển có thể bị rách làm ảnh hưởng xấu đến hàng hoá, tất cả những sơ suất đó đều có thể gây ra sự bực mình ở khách hàng, đặc biệt nếu hàng hoá là loại đắt tiền hay đối tượng là khách hàng cao cấp. Có thể nói chi tiêu cho dịch vụ khách hàng là việc đầu tư mang lại lợi ích lâu bền nhất cho mọi doanh nghiệp.

Marketing trực tiếp
Dịch vụ khách hàng

Marketing trực tiếp được đánh giá là phương pháp marketing gần gũi và hữu hiệu cho các doanh nghiệp trên thị trường. Cách thực hiện khá đơn giản, chi phí thấp hơn các loại hình marketing khác nhưng hiệu quả mang lại rất cao. Đối với nhứng ai đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại thì đây thực sự là phương pháp không thể bỏ qua.

Nếu doanh nghiệp làm marketing trực tiếp tốt không những giúp mang lại lợi ích cho chính người bán mà còn giúp ích cho người mua trong việc dễ dàng tiếp cận và tìm được sản phẩm phù hợp, thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của mình. Marketing trực tiếp tốt giúp khách hàng dễ dàng nhận được những tri ân, quà tặng, khuyến mãi từ doanh nghiệp, kiến họ cảm thấy được chăm sóc. Từ đó doanh nghiệp có thể giữ chân người mua, làm tăng doanh thu của mình một các bền bỉ. Một khi bạn đã có niềm tin của khách hàng, đồng nghĩa với việc bạn đã có thêm lợi thế trong việc cạnh tranh với các đối thủ. Hy vọng với những kiến thức về marketing trực tiếp mà Nhật Nam Media đã trình bày ở trên sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn lựa chọn được phương thức và công cụ tiếp thị phù hợp để thành công.

Bài viết liên quan

Chiến lược sản phẩm
Tổng quan Chiến lược Sản Phẩm (Product strategy) trong Marketing
Chiến lược giá “hớt váng” là gì?
Chiến lược Giá “Hớt Váng” (Price Skimming Strategy) là gì?
B2B là gì?
B2B là gì? Tổng quan Mô hình B2B tại Việt Nam
Marketing research là gì?
Market Research là Gì? Tổng quan về nghiên cứu thị trường
Mô hình b2c
B2C là gì? Các loại Mô hình Kinh doanh B2C hiện Nay
Outbound Marketing
Outbound Marketing Là Gì? So Sánh Giữa Outbound Và Inbound Marketing
Chiến lược
Xây Dựng Chiến Lược Marketing Hiệu quả x3 Doanh thu
campaign là gì
Campaign là gì? 15 Chiến dịch Marketing kinh điển của Thế Giới
Proposal là gì?
Proposal là Gì? Cách viết, Kèm 20 Proposal mẫu Miễn phí
4c marketing
4C Trong Marketing Là Gì? Sự Kết Hợp Giữa 4C và 4P Trong Marketing
Event là gì
Event Marketing là gì? Tầm quan Trọng của Event trong Marketing
SWOT là Gì?
SWOT là Gì? Cách phân Tích, áp Dụng thực Tế

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *