Ngân sách mà các công ty, doanh nghiệp chi trả cho quảng cáo sử dụng nền tảng mạng xã hội Zalo luôn là rất lớn. Không chỉ vậy, các nhà quảng cáo từ các công ty, doanh nghiệp hay kể cả cá nhân đều buộc phải lên chiến dịch, kế hoạch rất nhiều lần để có thể tìm ra cách tối ưu hóa ngân sách nhất và tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo của mình nhất. Trong bài viết này ngày hôm nay, công ty thiết kế website chuyên nghiệp Nhật Nam Media sẽ chia sẻ kinh nghiệm Quảng cáo Zalo của chính mình cho các nhà quảng cáo và nhà đầu tư từ mọi đơn vị để bạn có thể có thêm kinh nghiệm quảng cáo Zalo Ads hiệu quả nhất và tiết kiệm ngân sách nhất.

Contents
Kinh nghiệm xử lý quảng cáo Zalo không cắn tiền
Nguyên nhân quảng cáo Zalo không cắn tiền
Hiện nay, đã có rất nhiều nhà quảng cáo mới tham gia nhưng chưa có kinh nghiệm quảng cáo Zalo nên đa số họ thường gặp phải tình huống đặt tiền nhiều nhưng mới được một góc nhỏ thì quảng cáo không chạy thêm được nữa. Ví dụ như đặt ngân sách 1.000.000 đồng nhưng khi mới chạy 100.000 đồng thì quảng cáo không thể phân phối thêm được nữa.
Đây là tình huống mà chúng tôi gọi là tình huống quảng cáo Zalo không cắn tiền. Những lý do chính trong đó là:
CTR (Click – through rate) quá thấp
Nhận dạng: Ban đầu, quảng cáo thường phân phát bình thường, nhưng lại ngừng phân phát trước khi kịp hết ngân sách.
Không giống như Facebook (thường tính phí theo lượt hiển thị), Zalo Ads tính phí theo CTR (lượt nhấp).
Nói cách khác, nếu mọi người nhìn thấy quảng cáo của bạn mà bỏ qua, Zalo sẽ miễn phí cho bạn lượt hiển thị đó.
Nếu CTR của bạn quá thấp:
- Quảng cáo không liên quan, không phù hợp với các người dùng và người dùng sẽ không nhấp vào chúng ngay cả khi chúng vẫn tiếp tục phân phối.
- Zalo không thu lợi nhuận từ chiến dịch của bạn.
- Zalo không cắn tiền của bạn nữa đồng nghĩa với việc họ không phân phối quảng cáo nữa.
Đặt ngân sách quảng cáo cao hơn số tiền hiện có trong tài khoản
Nếu các bạn nạp 2.000.000 đồng vào tài khoản quảng cáo Zalo của mình, thiết lập chiến dịch A với 3000 nhấp chuột và đặt giá thầu 800 đồng/nhấp chuột, thì ngân sách quảng cáo cho chiến dịch A này sẽ là 2.400.000 đồng.
Một kkinh nghiệm quảng cáo Zalo cho bạn là: Tài khoản của bạn sẽ bị liệt vào list “không an toàn” nếu số tiền bạn hiện có nhỏ hơn ngân sách của chiến dịch A. Điều này làm Zalo hạn chế bớt việc phân phối quảng cáo cho cửa hàng hay doanh nghiệp của bạn.
Đặt giá thầu thấp hơn đối thủ

Nhận dạng: Quảng cáo thường hiếm khi bị cắn tiền hoặc phân phối ngay sau khi setup. Về cơ bản, khi chạy quảng cáo Zalo, bạn cũng sẽ phải cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành để giành được lượt hiển thị trong tài khoản người dùng của mình.
Theo nghĩa đó, có rất nhiều người suy nghĩ rằng chỉ cần đặt giá thầu tối thiểu là đã đủ. Tuy nhiên, giữa các bên cạnh tranh vị trí hiện thị mà nếu giá thầu của bạn thấp hơn đối thủ thì quảng cáo của bạn sẽ không được ưu tiên, do đó Zalo sẽ hiếm khi hiển thị quảng cáo của bạn. Đây cũng là kinh nghiệm quảng cáo Zalo mà bạn cần nên nắm rõ.
Cách giải quyết vấn đề
Hãy điều chỉnh lại giá thầu
Kinh nghiệm quảng cáo Zalo cho bạn là nếu giá thầu của bạn quá thấp, bạn có thể tăng giá thầu của mình tương ứng.
Tất nhiên, trong một số trường hợp, nếu nội dung hoặc chủ đề thực sự phù hợp với người dùng, quảng cáo sẽ phân phát bình thường ngay cả khi giá thầu hiện vẫn rất thấp.
Tạo chiến dịch quảng cáo khác
Nếu Zalo không cắn tiền vì nội dung không phù hợp, kinh nghiệm quảng cáo Zalo của Nhật Nam Media là bạn cần thiết lập một chiến dịch quảng cáo Zalo mới cho mình, chứ không chỉ điều chỉnh nội dung của chiến dịch cũ.
Vậy làm thế nào để bạn xác định được đâu là nội dung không phù hợp? Nói một cách đơn giản, bạn phải dựa vào CTR. (Tìm hiểu thêm về điều đó trong phần tiếp theo nhé)
Điều chỉnh ngân sách quảng cáo
Như đã đề cập ở trên, khi đặt số lượt nhấp chuột, bạn cần tính toán xem ngân sách chiến dịch của mình có lớn hơn những gì bạn hiện có trong tài khoản của mình hay không.
Nếu có, hãy đảm bảo chênh lệch nhiều nhất là 20%.
Cách đo lường đánh giá chiến dịch quảng cáo Zalo hiệu quả
Chỉ cần dựa vào cột chỉ số CTR của bạn trong tài khoản quảng cáo để đánh giá xem chiến dịch quảng cáo Zalo của bạn đã được tối ưu tốt chưa.
CTR (tỷ lệ nhấp) = số lần hiển thị/nhấp chuột vào quảng cáo.

Như trong hình ảnh ví dụ trên, sau khi quảng cáo được xem 426.222 lần và được nhấp vào 3.074 lần, CTR trung bình được tính là 0,72%.
Vậy CTR trung bình cho quảng cáo Zalo là bao nhiêu?
- CTR từ 0,7% đến 0,9%: Quảng cáo của bạn đang hoạt động ổn định.
- CTR từ 1% trở lên: Quảng cáo của bạn đang hoạt động rất tốt và nội dung của bạn đặc biệt có liên quan đến người dùng của bạn.
- CTR dưới 0,7%: Quảng cáo có nguy cơ bị hạn chế hoặc không được phân phối.
Kinh nghiệm chạy quảng cáo Zalo ngành mỹ phẩm và dược phẩm
Mỹ phẩm và dược phẩm thường là những ngành hàng bị hạn chế phân phối trên Zalo, vì đây là những sản phẩm nhạy cảm và đòi hỏi chất lượng cao từ người dùng, đồng thời quảng cáo thường dễ bị vi phạm chính sách.
Do đó, bạn cần lưu ý những điểm sau:
- Quảng cáo của Zalo được người thật chứng thực 100%.
- Cần có giấy phép kinh doanh, giấy phép kinh doanh hàng hóa, giấy phép đại lý tại Việt Nam, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm,….
- Giấy phép nước ngoài chưa có giá trị. Giấy phép phải được chứng thực tại Việt Nam.
- Không sử dụng hình ảnh thiếu vải, so sánh trước/sau hoặc cam kết hiệu quả với người dùng của bạn.
- Nếu chiến dịch của bạn bị từ chối do vi phạm chính sách, bạn nên tạo trại mới thay vì chỉnh sửa trại cũ.
Kinh nghiệm tối ưu quảng cáo Zalo Ads
Dưới đây là một số kinh nghiệm chạy quảng cáo Zalo hiệu quả mà bạn có thể cân nhắc áp dụng.

Cấu trúc một bài quảng cáo Zalo chuẩn
Đây là cấu trúc quảng cáo tiêu chuẩn, được áp dụng trong Nhật Nam Media
- Tiêu đề: Tiêu đề phải thu hút sự chú ý và thu hút sự quan tâm của người đọc.
- Các đoạn dưới tiêu đề: Xác định các vấn đề và điểm đau của bạn.
- Giải pháp: Sản phẩm của bạn có giải quyết được điểm khó của khách hàng không và làm thế nào?
- Lý do tin tưởng vào giải pháp của bạn: Đưa ra lý do tại sao khách hàng nên tin tưởng bạn.
- Kêu gọi hành động: Bạn muốn khách hàng của mình làm gì tiếp theo?
Test nhiều nhóm quảng cáo
Tương tự như quảng cáo Facebook, việc tối ưu hóa quảng cáo trên Zalo cần ưu tiên xác định nội dung phù hợp nhất với đối tượng bạn đã chọn.
Cụ thể, bạn nên lập 2-3 bài quảng cáo nhắm đến cùng một nhóm đối tượng và chạy quảng cáo trong 2-3 ngày.
Nếu CTR tốt, hãy tiếp tục chạy quảng cáo, nếu nó không hoạt động, hãy tắt quảng cáo và thử lại.
Target đối tượng không quá thu hẹp
Đối với Zalo, việc nhắm mục tiêu quá nhiều đối tượng cụ thể sẽ thu hẹp đáng kể nhóm đối tượng đáp ứng tiêu chí nhắm mục tiêu, dẫn đến hai trường hợp:
- CTR thấp.
- Phí quảng cáo cho mỗi lần nhấp chuột rất cao.
Ngoài ra, giới tính, hành vi hoặc sở thích được nhắm mục tiêu của Zalo vẫn chưa chính xác bằng Facebook, khiến quảng cáo kém hiệu quả hơn.
Tối ưu nội dung và hình ảnh quảng cáo

Theo kinh nghiệm quảng cáo Zalo tại Nhật Nam Media, hầu hết các khách hàng của Nhật Nam Media đều có ít nhất một quảng cáo “ruột” và mỗi lần set camp đều nổ đơn thường xuyên.
Tại Zalo Ads, nội dung thực sự quan trọng. Đối với các quảng cáo hấp dẫn, bạn có thể giữ giá thầu của mình ở mức tối thiểu, nhưng vẫn đảm bảo rằng quảng cáo của bạn phân phát nhất quán.
Như đã đề cập ở trên, chúng tôi khuyên bạn nên thử nghiệm nhiều nhóm quảng cáo trong mỗi chiến dịch để giúp xác định quảng cáo “trực quan”.
Cá nhân hóa thông điệp cho từng nhóm đối tượng
Các nhóm đối tượng khác nhau có nhu cầu, sở thích và hành vi khác nhau.
Thay vì các mục tiêu chung chung như phụ nữ từ 18-50 tuổi, bạn nên chia họ thành hai nhóm:
- Nhóm A: nữ từ 18 đến 30 tuổi.
- Nhóm B: Phụ nữ từ 31 – 50 tuổi.
Đồng thời cá nhân hóa quảng cáo cho từng nhóm. Ví dụ:
- Tạo banner quảng cáo cho nhóm A bằng cách chọn một chiếc váy độc đáo và trẻ trung.
- Chọn một bộ váy lộng lẫy, quý phái để làm banner quảng cáo cho nhóm B.
Qua bài viết này, Nhật Nam Media đã tổng hợp tất cả kinh nghiệm quảng cáo Zalo mới nhất hiện nay. Hy vọng bài viết này sẽ mang đến nhiều thông tin hữu ích dành cho bạn. Nếu còn thắc mắc các thông tin khác về Zalo, hẫy tìm đến danh mục Zalo và tham khả xem nhé.