Facebook là một trong những công cụ giúp hỗ trợ những chiến dịch Marketing Online một cách hiệu quả và ngày nay mạng xã hội này cũng được hầu hết doanh nghiệp sử dụng. Vậy Facebook Business Manager – trình quảng cáo là gì? Làm cách nào để cài đặt ứng dụng này? Hôm nay hãy cùng Nhật Nam Media tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Contents
Tổng quan về Facebook Business Manager
Facebook Business Manager là gì?
Hiểu đơn giản, Facebook Business Manager là trình quản lý trang Facebook giúp doanh nghiệp quản lý tất cả các trang Fanpage, quảng cáo và một ưu điểm của Facebook Business Manager chính là ứng dụng có thể thêm Agency, đối tác hoặc một người để theo dõi, quản lý tài khoản một cách hiệu quả và miễn phí.
Bên cạnh đó, các bạn có thể quản lý nhiều tài khoản quảng cáo mà bạn không phải chủ tài khoản tạo ra nó. Việc sử dụng ứng dụng này có thể khá phức tạp, tuy nhiên bạn sẽ có một cơ hội được trải nghiệm sử dụng Facebook chuyên nghiệp.
Vai trò của Facebook Business Manager là gì?
Khi mới bắt đầu kinh doanh, các bạn chỉ có một Fanpage A và một tài khoản quảng cáo, một vài nhân viên quản lý. Tiếp theo, các bạn mua thêm những Fanpage khác như B, C, D,…và thuê thêm nhiều nhân viên hoặc Agency khác để chạy quảng cáo cho các Fanpage này.
Khi đó, tài sản của bạn tăng lên đồng nghĩa với việc quản lý cũng sẽ khó khăn hơn. Lúc này, điều bạn cần chính là một công cụ giúp quản lý tất cả những Fanpage đó.
Và Facebook Business Manager (Trình quản lý doanh nghiệp) đã được tạo ra giúp hỗ trợ doanh nghiệp, người kinh doanh, quản lý hiệu quả.
- Tạo nhiều trang Fanpage, quản lý tất cả page trong một trình duy nhất.
- Tạo nhiều tài khoản quảng cáo từ Facebook Business Manager.
- Thêm tài khoản quảng cáo của Agency vào để theo dõi và chạy quảng cáo cho doanh nghiệp.
- Phân quyền quản lý tài khoản cho Agency, nhân viên.
- Giúp theo dõi, thống kê, báo cáo và điều chỉnh ở mỗi Fanpage.
Phân biệt tài khoản cá nhân và tài khoản Facebook Business Manager
Bạn đã biết cách phân biệt giữa tài khoản cá nhân và tài khoản Facebook Business Manager chưa? Hãy cùng chúng mình tìm hiểu một số sự khác biệt sau đây nhé!
- Tài khoản cá nhân: tài khoản cá nhân sẽ giúp cho các bạn những tính năng như: Like, Comment, Share,.. tương tác với người dùng. Đồng thời, các bạn có thể tạo Fanpage và quảng cáo trên chính tài khoản này luôn.
- Tài khoản Facebook Business Manager: hỗ trợ nhiều tính năng hơn cho người dùng trong việc quản lý và chạy quảng cáo trên Facebook. Tuy nhiên, tài khoản Facebook Business Manager không hỗ trợ những tính năng tương tác giống như tài khoản Facebook cá nhân. Đây cũng chính là một tài khoản giúp cho doanh nghiệp thiết lập những sự kiện quảng bá, chiến dịch, quản lý Fanpage.
Ưu và nhược điểm của Facebook Business Manager
Mọi ứng dụng đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng và sau đây là những điểm mạnh vượt trội của Facebook Business Manager.
Ưu điểm của Facebook Business Manager
- Kiểm soát được quyền truy cập vào những trang và quảng cáo.
- Giúp dễ dàng phân chia, theo dõi vai trò của nhân viên và quảng cáo cho từng website.
- Giúp theo dõi, quản lý nhiều trang Fanpage Facebook và quảng cáo, giúp sử dụng tất cả trang và chỉ một tài khoản công ty cùng một giao diện.
- Có một cái nhìn toàn diện với tất cả nguồn dữ liệu, quản lý quảng cáo Facebook và trang người hâm mộ.
- Hỗ trợ kiểm soát tốt quyền đăng nhập vào những trang Fanpage và quảng cáo.
- Hỗ trợ chia sẻ thông tin dưới dạng danh mục sản phẩm với công ty khác hoặc dạng Pixel Facebook.
- Tránh nhầm lẫn giữa thông tin công việc và cá nhân.
- Người dùng sẽ tập trung vào công việc hơn và không bị xao nhãng bởi những thông tin bên ngoài.
- Hãy đảm bảo rằng các bạn sẽ không có quyền đăng nhập và quản trị cá nhân cho công cụ Facebook của mình.
Nhược điểm của Facebook Business Manager
- Không dễ dàng trong việc tìm giao diện phù hợp, đồng thời một số tính năng hoặc dữ liệu không ở cùng một ví trí với Facebook cá nhân.
- Tài khoản quảng cáo được thêm vào nền tảng quản lý Facebook của bạn không thể bị xóa và vĩnh viễn.
- Quảng cáo của bạn có thể sẽ bị vô hiệu hóa nhưng không thể bị xóa. Đồng nghĩa với việc bạn có thể đạt đến một giới hạn tài khoản cần thiết. Hiện tại, giới hạn sẽ là 5 tài khoản quảng cáo nhưng giới hạn này có thể bị thay đổi theo thời gian. Các bạn có thể yêu cầu Facebook tăng giới hạn tài khoản lên.
- Các bạn phải đào tạo lại những người đồng quản trị tài khoản của mình bên cạnh cách học sử dụng Facebook Business Manager.
Tại sao nên sử dụng Facebook Business Manager?
Sử dụng Facebook Business Manager (Trình quản lý Facebook) giúp doanh nghiệp các bạn quản lý hiệu quả chiến dịch quảng cáo. Và sau đây là một số lý do tại sao chúng ta phải sử dụng Facebook Business Manager:
- Cập nhật thông tin, chính sách quảng cáo mới nhất từ Facebook.
- Được hỗ trợ nhanh chóng, hiệu quả từ nhóm Facebook Ads Team.
- Giúp quản lý nhiều Fanpage trên cùng một giao diện và sử dụng một mật khẩu cho các admin dưới quyền.
- Giúp kiểm soát được những hoạt động diễn ra trên trang Fanpage và admin con.
- Kết nối với những trình ứng dụng di động, giúp kiểm soát được cả trên máy tính bàn và các thiết bị khác.
- Facebook Business Manager giúp các bạn kiểm soát được các chiến dịch nhờ bên thứ 3 thực hiện.
- Cấp quyền, thay đổi, xóa tài khoản cho các admin đang truy cập.
Tuy nhiên, Facebook Business Manager không phải là một công cụ dễ sử dụng và yêu cầu người dùng phải dành thời gian để học hỏi, nghiên cứu kỹ lưỡng để sử dụng thành thục. Nếu bạn biết cách sử dụng Trình quản lý Facebook một cách thành thạo thì công tác quản lý và đánh giá chiến dịch quảng cáo sẽ hiệu quả hơn bao giờ hết.
3 bước tạo tài khoản Facebook Business Manager
Bước 1: Tạo tài khoản Facebook Business Manager
Đầu tiên, các bạn hãy truy cập vào đường link sau đây: https://business.facebook.com/ để tạo cho doanh nghiệp một Trình quản lý Facebook. Tiếp theo, các bạn chọn vào “Tạo tài khoản” hiển thị bên góc phải màn hình giống như hình minh họa bên dưới.
Bước 2: Điền thông tin cần thiết
Tiếp theo, các bạn hãy tiếp tục quá trình tạo bằng cách điền đầy đủ các thông tin được yêu cầu, chẳng hạn như: tên doanh nghiệp (được hiển thị cho mọi người nên phải rõ ràng, không chứa ký tự đặc biệt), tên của bạn, email doanh nghiệp.
Bước 3: Cài đặt cho tài khoản
Ngay cả khi các bạn đã đăng ký miễn phí hay cập nhật thành công, các bạn sẽ được khởi chạy trực tiếp trên Facebook Business Manager.
Đây là mô tả về bảng dashboard chính của Facebook Business Manager, các bạn có thể truy cập đồng thời theo dõi tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp mình.
Đầu tiên, các bạn chọn nút “Cài đặt cho doanh nghiệp” được hiển thị góc bên phải màn hình để tạo thông tin và cập nhật trang của mình. Trong trường hợp các bạn đã có sẵn một trang kinh doanh hoặc quảng cáo Facebook thì chúng có thể được hiển thị ở giữa màn hình. Nếu chưa có sẵn, các bạn hãy chọn “Hướng dẫn cài đặt” ở bên phải màn hình.
Hướng dẫn sử dụng Facebook Business Manager
Thêm Fanpage từ tài khoản cá nhân vào Business
Hãy cùng nhau tạo một tài khoản quảng cáo miễn phí mới bên trong Trình quảng lý trang Facebook doanh nghiệp – “The Ad Account Option will be in the upper row under your Business Manager Setting. Simply look over to the right – hand side for the button that says “Create Ad Account”.
Giống như hình minh họa bên dưới, các bạn sẽ thấy những thông tin tùy chọn Tài khoản quảng cáo được hiển thị như hàng trên trong Cài đặt trình quản lý trang Facebook doanh nghiệp.
Tại đây, hãy chọn “Tạo tài khoản quảng cáo” phía bên phải.
Sau đó, bạn hãy cập nhật những thông tin cần thiết để quản lý quảng cáo Facebook gồm: tên tài khoản, hồ sơ người quản lý doanh nghiệp mà bạn muốn kết nối, múi giờ, loại tiền bạn sử dụng.
Sau khi hoàn tất cập nhật thông tin, các bạn hãy chọn những người mà bạn muốn thêm vào khoản của những trang quảng cáo:
Bạn có thể chọn vai trò mặc định cho từng cá nhân hay chia cho 1 hoặc nhiều nhân viên đảm nhận các vai trò khác nhau.
Sau khi thêm xong tất cả những thành viên, hãy ấn “Lưu thay đổi” và tài khoản tranh của bạn được tạo sẽ nhận được thông báo sau:
Tiếp theo, các bạn hãy thiết lập thông tin phương thức thanh toán mới trước khi bắt đầu quảng cáo trang của bạn. Hãy chọn vào liên kết ở giữa trang nhằm chỉnh sửa chi tiết phương thức thanh toán.
Tuy nhiên, tại phần này, bạn nên thêm một phương thức thanh toán mới được trong mục “Hiển thị các phương thức thanh toán”. Bình thường, đối với các trang mới tạo, phần hiển thị sẽ bỏ trống nhằm thông báo hiện tại chưa có phương thức thanh toán khả dụng. Hãy chọn “Thêm phương thức thanh toán” nhằm bổ sung:
Sau khi đã điền đầy đủ thông tin chi tiết, tài khoản Facebook của các bạn sẽ thông báo cho các bạn (giống như hình minh họa) gần như sẵn sàng để hoạt động rồi đó. Các bạn hãy bắt đầu chạy quảng cáo ngay thôi nào!
Tạo trang Facebook cho doanh nghiệp
Các bạn hãy quay trở lại với bảng “Hướng dẫn cài đặt” của Facebook Business Manager, bạn hãy tiếp tục với mục “Tạo trang” trong mục “Pages”.
Các bạn chọn vào danh mục sản phẩm cho trang của bản thân, gồm: địa điểm của địa phương, doanh nghiệp, công ty tổ chức, thương hiệu, sản phẩm hay nghệ sĩ, nhân vật công chúng, hoạt động cộng đồng,…
Sau khi tiến hành điền tất cả những thông tin mà Facebook đã yêu cầu gồm tên page, danh mục, tên thành phố, tên đường,…Các bạn hãy chọn “Tạo trang” nhằm tạo trang của bạn, Facebook cũng sẽ tự động liên kết với Facebook Business Manager.
Sau khi hoàn tất các bước, bạn sẽ được chuyển hướng đến Bảng điều khiển nhằm thực hiện một trong hai điều sau đây:
- Một là: theo đường liên kết đến trang mới và bắt đầu chỉnh sửa, xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp của mình,…
- Hai là: thêm các thành viên, đối tác hay xóa trang.
Thêm các thành viên vào trang
Bạn hãy thêm thành viên liên quan chẳng hạn như nhân viên, nhà cung cấp, đối tác,…vào tài khoản quảng cáo hoặc trang mới một cách dễ dàng khi bạn đã ở trong Facebook Business Manager. Hãy quay lại với bảng hướng dẫn cài đặt của trình quản lý facebook, với mục “Con người”.
Chọn vào ô “Thêm quản trị viên” hay “Thêm nhân viên” để kéo lên hộp thoại sau đây:
Đối với vai trò của quản trị viên và nhân viên trên Facebook Business Manager sẽ cũng cấp truy cập khác nhau. Người dùng có thể tổ chức chúng hoàn toàn tùy thuộc tất cả vào tình trạng kinh doanh và mối quan hệ đối với những người nào.
Tiếp theo, các bạn hãy điền email và chuyển sang bước kế tiếp để phân chia mỗi người vào trang hoặc tài khoản quảng cáo vừa tạo. Các bạn có thể chọn vai trò khác nhau cho mỗi trang fanpage trong tài khoản này.
Các bạn hãy tiếp tục và lặp lại những bước tương tự như bên trên cho đến khi quy trình kết thúc.
Thêm quản trị viên cho Fanpage
Nếu các bạn muốn thêm quản trị viên cho trang fanpage thì tại Quản lý trang => Cài đặt.
Các bạn có thể điền tên và email tài khoản Facebook cá nhân của người mà các bạn muốn thêm và cấp quyền.
Những quyền mà các bạn có thể thêm vào chính là:
- Admin (Quản trị viên): có thể quản lý mọi hoạt động trên trang gồm đăng bài, gửi tin nhắn, tạo quảng cáo, xem thông tin chi tiết số liệu fanpage, thêm nhân sự quản lý,….
- Thường dùng (Biên tập viên): có thể chỉnh sửa Fanpage, gửi tin nhắn và đăng bài với tư cách Trang, tạo quảng cáo, xem thông tin chi tiết số liệu Fanpage,…
- Người kiểm duyệt: các bạn có thể trả lời hoặc xóa bình luận và gửi tin nhắn dưới dạng Fanpage, xem những bài viết mà quản trị viên đã tạo và bình luận, xem chi tiết số liệu của trang,…
- Nhà quảng cáo: xem những bài viết mà quản trị viên đã tạo và bình luận, xem chi tiết số liệu của trang, tạo quảng cáo,…
- Nhà phân tích: xem những bài viết mà quản trị viên đã tạo và bình luận, xem chi tiết số liệu của trang,…
Tùy vào vai trò, nhiệm vụ của bạn mà hãy gắn quyền phù hợp nhé!
Yêu cầu quyền truy cập hoặc yêu cầu trang/ tài khoản quảng cáo
Trong trường hợp các bạn đã có tài khoản quảng cáo hay trang hiện có được liên kết với tài khoản người quản lý doanh nghiệp nhưng lại muốn chuyển nó, các bạn có thể làm theo hướng dẫn cài đặt của Facebook Business Manager.
Bên cạnh đó, nếu bạn là đại lý điều hành các trang Fanpahe và account quảng cáo cho khách hàng, bạn có thể được yêu cầu quyền truy cập để thay mặt họ quản lý.
Sau khi chọn nút “Yêu cầu”, các bạn hãy tìm ID tài khoản quảng cáo, tiếp theo nhập nó như hộp văn bản như hình minh họa bên dưới:
Trong trường hợp bạn là quản trị viên, bạn sẽ kiếm bằng URL trang nhằm xác nhận quyền sở hữu.
Sau đó, các bạn hãy yêu cầu quyền truy cập bằng cách thực hiện một trong hai điều sau:
- Nhập ID tài khoản yêu cầu quyền truy cập vào account tài khoản.
- Thực hiện theo những hướng dẫn trong 2 hộp thoại bên dưới nhằm yêu cầu quyền truy cập.
Các bạn chỉ cần nhập URL hoặc tên trang và quản trị viên của Fanpage đó sẽ nhận được xác nhận truy cập.
Sau khi các bạn hoàn tất những bước trên, bạn sẽ nhận được quyền thêm thành viên vào fanpage, cấp quyền truy cập và thiết lập yêu cầu hay tạo một account tài khoản, trang fanpage.
Tạo một danh mục sản phẩm trong Facebook Business Manager
- Mở Cài đặt Trình quản lý doanh nghiệp.
- Trong phần Người và tài sản, các bạn chọn Danh mục sản phẩm.
- Chọn vào Thêm danh mục sản phẩm mới và nhấp vào Tạo Danh mục sản phẩm hay Yêu cầu quyền truy cập vào danh mục sản phẩm.
- Điền thông tin vào những phần còn lại. Hãy quyết định xem bạn có muốn cấp cho người khác quyền truy cập vào danh mục sản phẩm hay pixel không, bỏ qua và nhấp OK.
- Tiếp theo, chọn danh mục sản phẩm mới và nhấp chọn Thêm nguồn cấp sản phẩm.
- Bạn chọn Tên nguồn cung cấp, đơn vị tiền tệ và xem phần dưới đây để biết hai loại tùy chọn khác bên dưới như Loại tải lên, tải lên một lần, tải lên định kỳ theo lịch.
- Nhập chi tiết nguồn cấp của bạn và nhấp vào Tải lên.
Chú ý: nguồn cấp sản phẩm có thể được phân cách bằng dấu gạch ngang, dấu phẩy, dấu ngã, bằng tab.
Cách tạo đối tượng khách hàng mới cho trình quản lý quảng cáo trên Facebook
Các bạn hãy mở menu của Facebook Business Manager, bên dưới mục “Tài sản” và chọn “Khách hàng”. Chúng ta có thể chọn giữa việc tạo ba đối tượng mới (như hình minh họa bên dưới):
- Lookalike Audience: dựa vào hành vi, sở thích của khách hàng cũ,…từ đó tìm ra lượng khách hàng tiềm năng, họ là những người có cùng sở thích, hành vi và cách này cũng giúp tăng số lượng người mới đồng thời quảng bá thương hiệu hữu ích hơn.
- Custom Audience: các bạn có thể kết nối với những người quan tâm đến doanh nghiệp của bạn bằng cách truy cập vào website, Fanpage hoặc bằng nhiều cách khác.
- Saved Audience: họ là những người mà các bạn đã tìm thấy bằng cách tùy chỉnh thu nhập thông tin sở thích, nhân khẩu học.
Custom Audience
Thông thường, custom audience được sử dụng với mục đích kết nối với những người quan tâm đến doanh nghiệp, dịch vụ, sản phẩm của bạn. Các bạn có thể tạo một danh sách dựa trên danh sách liên lạc, lượng truy cập vào trang web lúc trước và hiện tại hay sự tương tác trên ứng dụng điện thoại. Các bước thực hiện như thế này:
- Bước 1: chuyển đến mục “đối tượng” và chọn “Tạo Custom Audience”.
- Bước 2: chọn kiểu Custom Audience thích hợp với một số gợi ý sau đây.
Dữ liệu Custom Audience gồm tệp khách hàng mà doanh nghiệp có sẵn. Các bạn có thể nhắm mục tiêu đến những khách hàng thông qua các mạng xã hội như Facebook, Instagram,…
Nếu muốn được như vậy, các bạn phải tải lên tệp dữ liệu khách hàng ( số điện thoại hoặc email) mà Facebook sẽ sử dụng chúng để so sánh xem các dữ liệu cho trùng khớp với các dữ liệu người dùng của doanh nghiệp hay không.
Sau đó, các bạn chỉ cần sao chép và dán danh sách của mình hoặc tải lên tệp CSV/ TXT trong phần xác nhận, có thế đánh dấu lại từng mục để kiểm tra lại cấu trúc tệp của mình.
Sau đó, hãy tiến hành tải lên danh sách hoặc dán nó vào hộp hội thoại sau đó nhấn next để kiếm tra dạng tệp.
Lookalike Audience
Các bạn phải có sẵn một danh sách khách hàng mà Facebook sử dụng được nhằm tìm kiếm những mục tiêu tương tự giống như mục tiêu đã có trong danh sách có sẵn.
Chính vì thế, các bạn hãy chọn từng Custom Audience riêng lẻ hay trang làm nền tảng cho đối tượng mới. Tiếp theo, thêm những thông tin địa chỉ, nơi chốn mở rộng phạm vi mục tiêu khách hàng (xác định mức độ mục tiêu nhỏ hay lớn).
Sau khi đã hoàn tất mục tiêu khách hàng, bạn chọn “Tạo Audience” và kết thúc quá trình thiết lập.
Saved Audience
Để tạo được Saved Audience, các bạn hãy quay lại menu của Facebook Business Manager, tại mục “Tài sản” và chọn “Đối tượng khách hàng”. Tiếp theo chọn ô “Tạo Saved Audience” nhằm tiến hành quá trình thiết lập.
Tại chỗ này, các bạn có thể tạo đối tượng khách hàng mới bằng việc điền thông tin liên quan đến nhân khẩu học, địa lý, độ tuổi, sở thích mà mình mong muốn.
Khi đó, hộp thoại Detailed Targeting sẽ chi tiết hóa mục tiêu khách hàng của các bạn bằng cách cung cấp nhiều sự lựa chọn hơn về những yếu tố trên như: sở thích, thói quen, mức thu nhập, chức danh công việc,…
Cài đặt Pixels
Các bạn hãy đăng nhập lại vào bảng điều khiển của Facebook Business Manager (Trình quản lý Facebook) và chọn mục “Pixels” phia bên dưới tùy chọn “Assets”.
Ở bên trái màn hình, các bạn chọn “Cài đặt Pixels” và tiến hành theo các bước sau:
- Tích hợp với CMS sẵn có hoặc sử dụng quản lý thẻ.
- Sao chép và dán mã pixel vào mã website của bạn.
Hiểu đơn giản, event là hành động được thực hiện bởi người dùng website hoặc khách hàng và đây cũng là mục tiêu “mềm”, những chuyển đổi nhỏ và không phải lúc nào cũng tạo ra doanh thu.
Mã event sẽ được cài được và các bạn sẽ theo dõi các hành động này với mục đích khuyến mãi, thêm vào giỏ hàng, số lần xem trang mới,…
- 1 là mã hiện tại của website và các bạn sẽ dán mã pixel vào giữa hai thẻ tiêu đề của website.
- 2 là mã pixel Facebook ban đầu và các bạn chỉ cần sao chép và dán vào nó là được.
- 3 là mã event tiêu chuẩn và mã bổ sung.
Chúng ta có 9 mã event tiêu chuẩn, các bạn có thể thêm mã này vào Pixel Facebook theo trang tùy chỉnh của mình.
Trên đây là toàn bộ những thông tin và kiến thức liên quan đến Facebook Business Manager (Trình quản lý Facebook) mà chúng mình đã tìm hiểu, thống kê lại. Chúng mình hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình quản lý, xây dựng thương hiệu và học tập cho bản thân. Hãy theo dõi Nhật Nam Media để biết thêm nhiều những kiến thức hay ho bổ ích về quảng cáo, digital, truyền thông nhé. Chúc các bạn thành công!
Bài viết liên quan