CPO là gì? D2C là gì? Tiềm năng thị trường CPO tại Việt Nam

Theo định nghĩa của Affiliate Marketing thì đây là hình thức quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ của nhà cung cấp (các công ty có sản phẩm, dịch vụ) muốn thông qua các trang mạng của đối tác để quảng cáo sản phẩm, dịch vụ đến người dùng. Nếu các bạn muốn hiểu nhiều hơn về CPO và D2C thì ở bài viết này công ty thiết kế website Nhật Nam Media sẽ giới thiệu đến các bạn những kiến thức có thể giúp bạn áp dụng một cách hiệu quả nhất nhé!

CPO là gì? D2C là gì?
CPO là gì? D2C là gì? Tiềm năng của CPO ở thị trường Việt Nam?

Contents

CPO là gì?

CPO
CPO là gì?

CPO là viết tắt của cụm từ Cost Per Order có nghĩa là chi phí phải trả cho mỗi lần order hàng hóa hoặc dịch vụ đây là một phần bắt buộc doanh nghiệp phải chi trả để bán được sản phẩm. Đặt biệt là đối với kinh doanh online thì CPO phản ánh rất rõ về khoản chi phí mà doanh nghiệp buộc phải chi trả cho mỗi đơn hàng. Còn trong Affiliate Marketing (liên kết tiếp thị) thì CPO chính là khoản hoa hồng mà nhà quảng cáo có được khi một sản phẩm bán được thành công.

Cụ thể hơn là ngay sau khi khách hàng click vào đường link đã liên kết với sản phẩm của bạn. Nếu như đơn hàng được đặt thành công thì bạn sẽ gọi điện để xác nhận với những khách hàng thành công thì commission sẽ được tính.

D2C là gì?

D2C
D2C là gì?

D2C là từ viết tắt của Direct to Customer đây là hình thức bán hàng trực tiếp từ người bán đến người mua thông qua website, các sàn thương mại điện tử, cửa hàng chính hãng mà không qua bất kỳ kênh trung gian như các đại lý, cửa hàng bán lẻ, các nhà phân phối,…Các thương hiệu D2C sở hữu toàn bộ các chuỗi hệ thống như: Giá trị khách hàng, các khâu nghiên cứu, phát triển sản phẩm, thiết kế, sản xuất, marketing và phân phối.

Một trình tự D2C sẽ có khách hàng truy cập vào đường link phân phối sản phẩm rồi sau đó đặt mua hàng. Tiếp đến nhân viên call center sẽ gọi điện để xác nhận đơn hàng và đơn hàng sẽ được chuyển sang trạng thái đặt hàng thành công và bạn sẽ được tính hoa hồng từ đơn hàng đó. Tiền hoa hồng phụ thuộc vào mặt hàng mà bạn đang kinh doanh nên sẽ có nhiều sự chênh lệch.

Phân biệt giữa các hình thức CPO, CPS và CPL

  • CPO ( Cost Per Order): Đây là nhà xuất bản và họ sẽ nhận được hoa hồng nếu khách hàng đặt thành công trên website của nhà quảng cáo.
  • CPS (Cost Per Sale): Đây cũng là nhà xuất bản nhưng họ chỉ được nhận hoa hồng khi nhận được đơn đặt hàng từ phía nhà quảng cáo.
  • CPL (Cost Per Lead): Đây là nhà sản xuất họ sẽ nhận được hoa hồng khi khách hàng điền vào mẫu đăng ký và các nhà quảng cáo chấp nhận thanh toán để nhận thông tin từ các khách hàng tiềm năng.

Ưu điểm của hình thức CPO

Hoa hồng cao

Mỗi đơn hàng sẽ có mức hoa hồng từ 200.000 – 400.000 VNĐ. Đây là mức hoa hồng cực kỳ hấp dẫn đối với cộng đồng Affiliate Marketing ở Việt Nam. Và lý do khiến cho CPO có mức hoa hồng cao đến như vậy là do CPO có một đặc thù là các sản phẩm thường sẽ thuộc phân khúc cao cấp điển hình như: Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thực phẩm chức năng, sản phẩm dành cho người lớn,…và tỷ lệ duyệt các chiến dịch CPO luôn ở mức cao hơn so với các chiến dịch khác tới 97%. Bởi các ngành đã kể trên yêu cầu cần rất nhiều sự tư vấn từ người bán. Nếu nhân viên tư vấn càng chi tiết tỉ mỉ thì tỷ lệ khiến cho khách hàng cảm thấy có hứng thú mua hàng là rất cao.

Xem thêm  MMO là gì? Và những cách thức kiếm tiền đơn giản và bền vững
CPO
Mức hoa hồng cực kỳ hấp dẫn.

Ngoài ra, phần lớn các nhà cung cấp, các doanh nghiệp nếu có dùng CPO thì thông thường sẽ là các sản phẩm mới có mặt trên thị trường. Do vậy độ phủ sóng của sản phẩm sẽ không cao. Nên các nhà cung cấp có thể thường không tập trung hoặc đầu tư rất ít vào các kênh Digital Marketing. Chi phí marketing chủ yếu là hoạt động offline và branding truyền thống.

Đây là cơ hội vô cùng lớn dành cho các nhà sản xuất tận dụng để khai thác các kênh Digital Marketing tiềm năng như: Google, Facebook, Youtube,…hay những kênh mà nhà sản xuất làm Affiliate vốn dĩ đã là thế mạnh.

Thanh toán hoa hồng nhanh chóng và chính xác

Các chiến dịch CPO sẽ thanh toán hoa hồng ngay cho bạn kể từ khi khoản hoa hồng đó được phát sinh. Trong vòng 24 – 48 giờ thì nhân viên tư vấn của nhà cung cấp sẽ gọi cho bạn. Vì vậy rất dễ dàng để bạn biết được đơn hàng của mình đã được chấp nhận hay đã bị hủy. Cũng bởi vì thời gian duyệt một chiến dịch CPO nhanh hơn các chiến dịch khác nên hoạt động xoay vòng vốn cũng diễn ra nhanh hơn. Cụ thể là nhanh hơn so với các chiến dịch thương mại điện tử có thời gian duyệt lên đến 1 – 2 tháng. Đối với những CPO đạt hiệu quả thì bạn hoàn toàn có thể được hoa hồng trong khoảng thời gian là 2 tuần/lần. Ví dụ như các dịch vụ sản phẩm làm đẹp, phụ kiện thời trang,…

Được cung cấp sẵn Landing Page và Pre-Landing Page

Landing Page và Pre – Landing Page là cái tên còn khá lạ so những bạn mới bắt đầu tìm hiểu. Thì đây là công cụ quảng cáo hoàn chỉnh với các liên kết chứa nội dung hấp dẫn và khách hàng có thể dễ dàng mua sau khi đọc qua những nội dung có chất lượng cao. Vì đây là hình thức CPO, nên các lượt chuyển đổi sẽ được tính toán thông qua đơn hàng.

  • Landing Page là nơi dùng để lấy các thông tin của khách hàng hay nơi bán hàng, là nơi đưa ra những đặc điểm nổi bật, khác biệt, và các chính sách về giá cả để chốt đơn hàng. Trong Landing Page sẽ có các nội dung về text, hình ảnh và mẫu đặt hàng (tất nhiên bạn có thể tự làm riêng).
  • Nếu Landing Page là nơi để khách hàng tiến hành đặt sản phẩm thì Pre-Landing Page là trang trước khi đi đến trang Landing Page. Đây là nơi show ra Stories bất kỳ nhằm khơi dậy nhu cầu của khách hàng. Từ đó khách hàng sẽ click qua trang Landing Page để mua hàng. Với Pre-Landing Page, bạn có thể sử dụng tài nguyên của doanh nghiệp hoặc thậm chí tự làm theo ý riêng của mình, tùy vào độ sáng tạo và hiệu quả mà bạn mong muốn.
Xem thêm  Affiliate marketing là gì? Hướng dẫn khởi động kiếm tiền online từ Affiliate marketing cho người mới bắt đầu.

Lý do CPO/D2C lại thu hút Publisher?

CPO
Vì sao CPO/ D2C lại thu hút  Publisher đến vậy ?

Sau khi các bạn đã hiểu được cách thức hoạt động và ghi nhận hoa hồng của CPO chắc hẳn các bạn đã có lời giải thích đầu tiên cho câu hỏi này.

Nếu đem so sánh với các hình thức Affiliate khác thì CPO đơn giản hơn rất nhiều. Bạn sẽ không cần phải đợi đơn hàng của mình được chuyển đến tận tay khách hàng. Mà chỉ cần nhân viên tư vấn từ phía nhà cung cấp xác nhận với khách hàng thì bạn đã có thể nhận được hoa hồng rồi.

Điều đặc biệt hơn nữa là mức hoa hồng dành cho hình thức này là vô cùng hấp dẫn dao động từ 200.000 – 400.000 VNĐ. Và đặc thù cơ bản của ngành hàng này là chăm sóc sức khỏe, thực phẩm chức năng, sản phẩm người lớn. khách hàng sẽ được các đội ngũ nhân viên tư vấn (telesales) là người sẽ làm việc đó. Còn bạn chỉ việc là người tiếp cận khách hàng, cung cấp các thông tin ban đầu cho họ và thuyết phục họ click vào đường link liên kết đến trang Landing- Page và điền thông tin vào form.

Nếu các tư vấn viên tư vấn càng chi tiết và tỉ mỉ thì tỷ lệ khách hàng đồng ý mua sản phẩm là rất cao, nên việc người bán hàng trao đổi trực tiếp với khách hàng sẽ đem lại nhiều cơ hội lớn để đơn hàng nhanh chóng thành công. Cũng vì lý do đó mà tỷ lệ phê duyệt các chiến dịch của CPO luôn cao hơn so với các chiến dịch khác.

Cách chạy chiến dịch CPO hiệu quả

CPO? D2C?
Chiến dịch chạy CPO hiệu quả?

Đối với các nhà sản xuất chạy CPO/ D2C thì khái niệm về Pre-Landing hay còn gọi là Pre-Lander sẽ không còn quá xa lạ . Nhưng đối với những bạn mới bắt đầu tìm hiểu về khái niệm này thì các bạn chỉ cần hiểu đơn giản đó là nếu như bạn hướng lượng truy cập vào các trang bán các thực phẩm chức năng liên quan đến sinh lý, sức khỏe, mỹ phẩm,…thì mới đầu sẽ rất khó nhận được lòng tin từ phía khách hàng.Thay vào đó, các bạn cần thúc đẩy và kích thích nhu cầu mua hàng của khách hàng bằng cách xây dựng và tạo ra các nội dung trên trang Pre-Landing. Nhưng ở trang này sẽ không có chức năng để bán hàng, mà thông qua đó khách hàng sẽ bấm vào đường link liên kết để đặt hàng. Những nội dung hiệu quả để làm Landing Page có thể kể đến như:

  • Câu chuyện trải nghiệm thành công.
  • Chia sẻ kinh nghiệm.
  • Đánh giá và so sánh sản phẩm.

Với mức chi phí cực kỳ hấp dẫn, cách nhanh nhất để CPO được nhiều nhà xuất bản nhắm đến là nằm ở lượng truy cập có trả phí như các quảng cáo trên Facebook, Google, zalo,…

Còn với lưu lượng truy cập miễn phí, thì đây là một thị trường ngách với một hướng đi lâu dài. Đặc biệt đối với Affiliate Marketing thì việc xây dựng hướng đi lâu dài theo ngách là một điều rất cần thiết mang lại những lợi ích lâu dài và thụ động cho mọi hình thức kiếm tiền trên mạng. Khi đó lưu lượng truy cập sẽ được trả tiền nhanh chóng với CPO, nhưng để đi được đường dài thì việc SEO kiếm tiền từ lưu lượng truy cập miễn phí là vô cùng cần thiết.

Xem thêm  MMO là gì? Và những cách thức kiếm tiền đơn giản và bền vững

Những khó khăn thách thức của thị trường CPO tại Việt Nam

CPO?D2C?
Những khó khăn và thử thách khi làm CPO/ D2C ở thị trường Việt Nam?

Nguồn gốc sản phẩm

Đây là một câu hỏi mà hầu hết các nhà sản xuất đều phân vân thường gặp phải khi lựa chọn chiến dịch CPO, những câu hỏi thường đặt ra đó là: nguồn gốc sản phẩm đến từ đâu, có rõ ràng hay không? Chất lượng sản phẩm có được đảm bảo?.v.v. Đây được xem là những tiêu chuẩn đầu tiên được các đối tác lựa chọn khi ký kết hợp đồng đầu tư với các các đơn vị tại CPO.

Vậy nên các chiến dịch hiện nay phải đi qua nhiều khâu kiểm định, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có giấy chứng nhận an toàn của bộ y tế.

Lo lắng về thị trường không bền vững

Mối quan tâm tiếp theo khi các nhà sản xuất tham gia các chiến dịch CPO nữa đó chính là vấn đề về thị trường ở Việt Nam. Họ sợ rằng liệu thị trường ở Việt Nam có bị “phá vỡ” hoặc “không bền vững” hay không. Vì khi nói đến việc thúc đẩy các chiến dịch CPO, điều đầu tiên chúng ta thường nghĩ đến đó chính là lưu lượng truy cập phải trả tiền. Các sản phẩm đang được nhiều nhà sản xuất quảng cáo dưới hình thức Facebook Ads hay Google Ads khiến cho thị trường nhanh chóng bị bảo hòa. Vì vậy, dòng đời của sản phẩm sẽ không dài, cho nên nhiều nhà sản xuất thường nói rằng CPO là một thị trường theo trend và không bền vững.

Đây cũng là nỗi lo của các nhà cung cấp sản phẩm. Họ lo ngại rằng khi sản phẩm của mình được tung ra đã bị quảng bá một cách tràn lan trên thị trường. Vì đặc điểm của hình thức CPO là nhà cung cấp không thể cấm được nhà sản xuất thực hiện biểu mẫu SEM. Điều này dẫn đến thông điệp của thương hiệu sẽ không được truyền đạt trực tiếp đến khách hàng, nên rủi ro gây nguy hại đến thương hiệu của nhà cung cấp trong tương lai.

Kết luận

Và ở bài viết này Nhật Nam Media đã chia sẻ đến với các bạn những kiến thức và những cách thức về CPO và D2C . Mong rằng qua những chia sẻ ở trên  có thể giúp bạn hiểu thêm gì đó về CPO và thị trường Việt Nam. Cảm ơn các bạn đã lựa chọn và xem đến hết bài viết này! Hãy cùng đón xem các bài viết sau của chúng tôi nhé! Chúc bạn thật nhiều thành công!

Bài viết liên quan

MMO
MMO là gì? Và những cách thức kiếm tiền đơn giản và bền vững
Affiliate Marketing
Affiliate marketing là gì? Hướng dẫn khởi động kiếm tiền online từ Affiliate marketing cho người mới bắt đầu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *