Giới thiệu Core Web Vitals là gì? Tầm quan trọng của chúng trong xếp hạng của Google

Hiện nay nếu bạn làm quản trị viên trang web và làm một SEO điều có cùng chung mục tiêu muốn hướng đến là tối đa hóa hiệu suất trang web. Bạn cần để trang web của mình ở vị trí tốt nhất để mang lại kết quả có ích cho trang web và xếp hạng cao trên kết quả tìm kiếm là rất quan trọng. Google sẽ tung ra bản “Big Update” cho ra mắt Core Web Vitals vào tháng 06/2021. Như vậy, Core Web Vitals là một thuật ngữ không còn xa lạ đối với các SEO nhưng người làm SEO cần hiểu và chuẩn bị gì trước cho đợt update này. Sau đây công ty thiết kế website chuyên nghiệp Nhật Nam Media sẽ “Giới hiệu Core Web Vitals là gì? Tầm quan trọng của chúng trong xếp hạng của Google” hãy theo dõi và tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Giới thiệu Core Web Vitals là gì?

Trước tiên ta phải hiểu Core Web Vitals là gì?

Core Web Vitals chính là một chỉ số rất quan trọng được Google dùng để đo lường trải nghiệm người dùng, thông số này có liên quan đến nhiều vấn đề kỹ thuật.. Google đã tiến hành kiểm tra rất nhiều những chỉ số để đo lường trải nghiệm tri nhận (perceived exprience) khi tương tác với một web page nào đó. Có nhiều chỉ số phản ánh gần như chính xác tuy nhiên vẫn còn một số trường hợp chưa đáp ứng được những mục tiêu đã đề ra.

Core Web Vitals tập trung đo lường 3 khía cạnh quan trọng của một trang web:

  • Loading: Tốc độ tải và hiển thị nội dung.
  • Interactivity: Khả năng tương tác với website.
  • Visual stability: Nội dung, hình ảnh hiển thị một cách ổn định.

Tất cả đều liên quan đến việc cung cấp trải nghiệm người dùng (UX) tốt.

Với mỗi khía cạnh khác nhau sẽ có những tiêu chí và thông số để đo lường tương ứng để đánh giá mà ta cần phải xem xét:

  • LCP(Largest Content Paint): Thời gian hiển thị nội dung lớn nhất.
  • FID (First Input Delay): Thời gian phản hồi tương tác đầu tiên.
  • CLS (Cumulative Layout Shift): Điểm số tổng hợp về sự thay đổi bố cục.

Core Web Vitals quan trọng như thế nào đối với SEO?

Như Nhật Nam Media đã giới thiệu cho bạn ở nội dung Core Web Vitals là gì?. Google công bố Core Web Vitals vào năm 2021. Theo như thông báo của Google, mục đích Core Web Vitals sẽ bắt đầu được triển khai và trở thành một trong các yếu tố xếp hạng tìm kiếm, sẽ đáp ứng tốt hơn về mặt trải nghiệm tìm kiếm thông tin giúp người dùng tìm thấy các website có nội dung chất lượng, liên quan tới các vấn đề được truy vấn của người dùng trên Google.

Ngoài ra, Core Web Vitals được đưa vào vận hành tín hiệu trải nghiệm trang và kết hợp các phép đo hiệu suất với các tín hiệu khác, trong trường hợp một số website có nội dung tương đương nhau. Sau khi được update vào tháng 6,7 thì từ tháng 8 trở đi các chỉ số này sẽ được triển khai hoàn chỉnh và chúng bắt đầu có ảnh hưởng tại thị trường Việt Nam.

Đó chính là lý do vì sao chúng ta phải tối ưu hóa website về tốc độ và hiệu suất.

Các thành phần trong Core Web Vitals

core web vitals là gì
core web vitals là gì

LCP – Thời gian hiển thị nội dung lớn nhất

LCP (Largest Contentful Paint) là thước đo tốc độ thời gian tải trang. Trong lúc tìm kiếm thông tin người dùng họ không muốn mất quá nhiều thời gian để chờ trang web tải, nếu chờ đợi quá lâu họ sẽ rời đi và tìm một trang khác. Đối với SEO khi bounce rate thấp, time on-page cao chính là tín hiệu mà Google đánh giá một trang web chất lượng và thứ hạng cao hơn trên kết quả tìm kiếm. Nếu chỉ số LCP của bạn nhỏ hơn 2,5s và được đo bằng Google Page Speeds Insight được coi là nhanh.

Các phần tử thuộc chỉ số LCP gồm:

  • Các phần tử <img>
  • Các phần tử <video> 
  • Các phần tử <image> bên trong phần tử <svg>
  • Một phần tử với ảnh nền được tải qua chức năng (url) thay vì CSS Gradient
  • Các phần tử độ khối (block – level element) chứa nút văn bản (text node) hoặc các phần từ văn bản con nội tuyến (inline – level text elements children)

FID – Thời gian phản hồi tương tác đầu tiên

FID (First Input Delay) là chỉ số đo lường thời gian phản hồi lại tương tác đầu tiên của người dùng trên trang web đây là một trong những chỉ số quan trong của Core Web Vitals. Người dùng có thể click vào một CTA, link, điền password,… đến thời điểm mà trình duyệt thực sự có thể phản hồi với những tương tác đó. Và kết quả này được lấy từ bất kỳ phần tử nào có thể phản hồi cho người dùng click vào lần đầu tiên.

Để có trải nghiệm mượt mà thì chỉ số mà FID cần phải đạt được là dưới 100 mili giây được xem là tối ưu tốt. Nó giúp đảm bảo sự ổn định trên các thiết bị truy cập: máy tính, thiết bị di động.

CLS – Điểm số tổng hợp về sự thay đổi bố cục

CLS (Cumulative Layout Shift) là chỉ số đánh giá mức độ dịch chuyển bất ngờ của các phần tử trên trang web. CLS cũng một phần thông tin quan trọng. Chúng giúp đo lường tổng của tất cả điểm số riêng lẻ về bố cục cho mọi lần thay đổi bố cục không mong muốn được diễn ra trong thời gian tồn tại của trang web.

Khi website của bạn đang chạy mà các phần tử như hình ảnh, content,…liên tục di chuyển, thay đổi vị trí sự di chuyển này đồng nghĩa với việc bạn đang có một chỉ số CLS khá cao đấy. Nghĩa là nếu trang trong quá trình tải mà các phần tử này được tải quá chậm, thì sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây nhầm lẫn cho người dùng, do đó trang web của bạn “trừ điểm”.Và điểm số này vô cùng quan trọng vì các phần tử trong trang thay đổi khi người dùng đang cố gắng tương tác với trang được coi là một trải nghiệm không tốt. 

Nếu chỉ số CLS của bạn từ 0.1 đến 0.25 thì điều này tạm chấp nhận nhưng nếu lớn hơn con số 0.25, điều bạn cần làm là cải thiện chúng ngay lập tức vì sẽ gây nhầm lẫn cho người dùng khi thực hiện thao tác.

Công cụ đo lường chỉ số Core Web Vitals

Chắc chắn bạn cũng đang thắc mắc các công cụ kiểm tra Core Web Vital là gì ?

Hiện tại có rất nhiều công cụ giúp chúng ta đo lường chỉ số Core Web Vitals. Nhật Nam Media sẽ giới thiệu gợi ý cho bạn một số công cụ giúp bạn đo lường chỉ số Core Web Vitals:

Lighthouse

Đây là một công cụ giúp kiểm tra website một cách tự động, chúng giúp các lập trình viên chuẩn đoán lỗi xảy ra, nắm bắt được cơ hội để cải thiện trải nghiệm người dùng cho website của họ. Bên cạnh đó, chúng cũng giúp chúng ta đo được những khía cạnh liên quan tới chất lượng trải nghiệm của người dùng trong môi trường thử nghiệm gồm:

  • Hiệu suất
  • Khả năng truy cập

Ở phiên bản Lighthouse mới được cập nhật sẽ bao gồm: Bài kiểm tra bổ sung, chấm điểm hiệu suất tổng quan mới, chỉ số mới.

core web vitals là gì
core web vitals là gì

Google Page Speed Insight

PageSpeed Insight là một nhóm các công cụ của Google được thiết kế ra có chức năng tối ưu hóa hiệu suất của website. PageSpeed Insight sẽ chú trọng vào: 

  • Tốc độ tải trang.
  • Tính thân thiện với người dùng.
core web vitals là gì
core web vitals là gì

Từ 2 yếu tố trên, Goolge Page Speed Insight còn đưa ra những gợi ý để giúp bạn biết cách làm thế nào để có thể giảm được thời gian tải trang cho website của mình. Goolge Page Speed Insight là công cụ do chính Google phát triển nên bạn có thể yên tâm là website của mình sẽ có thứ hạng tốt hơn nếu như làm đúng theo những đề xuất mà công cụ đưa ra. Bên cạnh đó, công cụ này còn hoạt động trên cả môi trường thử nghiệm lẫn trong thực tế, để đưa ra các phân tích đánh giá trên Mobile và Desktop.

Google Search Console

core web vitals là gì
core web vitals là gì

Google Search Console (còn có một cái tên khác là Google Webmaster Tool) một công cụ quá quen thuộc với những người làm SEO và được coi là một bộ công cụ giúp bạn hiểu được trang web đang hiển thị như thế nào trên công cụ tìm kiếm. Song song với công dụng trên chúng còn cung cấp các dữ liệu, báo cáo chi tiết về cách trang web đã xuất hiện trên Google, chẳng hạn như CTR, từ khóa, lượt click và thứ hạng trung bình của từ khóa đó.

Các công cụ hỗ trợ khác

Bên cạnh những công cụ Nhật Nam Media đã giới thiệu ở phần trên thì còn có các phép đo khác nhằm đo lường chỉ số Core Web Vitals mà Google sẽ sử dụng để xác định trải nghiệm trang web:

Chrome DevTools Performance Panel: là phần F12 của Chrome, sau khi bạn chọn vào tab Perfomance. Hiện có ba chỉ số để đo lường là LCP, FID và CLS.

core web vitals là gì
core web vitals là gì

Web.dev/measure: Công cụ này cũng giống tựa như Page Speed Insight nhưng chúng chỉ đo được chỉ số trên Mobile. Ngoài ra, công cụ này mang lợi ích là cho chúng ta biết quá trình tăng giảm các chỉ số theo thời gian và chỉ số SEO.

Những mẹo tối ưu chỉ số khi sử dụng Core Web Vital

Chắc chắn trong số ít các bạn sử dụng công cụ này đều có chưa biết mẹo tối ưu chỉ số để khi sử dụng Core Web Vitals là gì ?. Dưới đây là một số những cách các bạn có thể tham khảo để tối ưu được các chỉ số:

Tối ưu hình ảnh trên website

Đây chính là một trong công việc được mọi người áp dụng nhiều nhất khi bạn muốn tối ưu các chỉ số Core Web Vitals. Chính vì vậy, điều bạn cần phải làm là đảm bảo hình ảnh phải có nội dung, ý nghĩa, có tính thẩm mỹ và kích thước phù hợp.

Bạn có thể áp dụng những cách sau đây:

  • Những định dạng hình ảnh khác nhau nhưng phải có ý nghĩa với nội dung của mình, không để hình quá lớn hoặc quá nhỏ.
  • Giảm thiểu dung lượng và kích thước hình ảnh.
  • Tăng dung lượng và kích thước của hình ảnh nếu chúng quá nhỏ và ngược lại đối với các ảnh có kích thước và dung lượng quá lớn.

Sử dụng Lazy Loading vào toàn bộ hình ảnh trên website.

Lazing Loading hay còn gọi là tải sau, tải chậm hoặc lười tải, nhằm nói về việc tải dữ liệu hình ảnh, video khi cần sử dụng đến.

Điển hình như: Nếu trang web, các bài viết và landing page của bạn có hơn 5 hình ảnh và mỗi hình ảnh có dung lượng 2MB. Điều này đồng nghĩa với việc khi tải cùng thời điểm với thiết bị sẽ phải tải đến tận 6MB cho 1 lần truy cập, chưa kể đến các dữ liệu như video, Css, Js hoặc HTTP Response cũng phải chiếm thêm 3MB.

Để tối ưu thì bạn sử dụng Lazy Loading và chúng ta sẽ tải còn 3MB.

Các lợi ích mà Lazy Loading mang lại gồm:

  • Hạn chế việc sử dụng băng thông.
  • Lên SEO cho website của bạn.
  • Cải thiện trang web của bạn.
  • Giúp giảm thiểu tỷ lệ thoát trang.

Tối ưu Code Backend

Việc tối ưu hóa các thuật toán trong Backend để xử lý và tương tác nhanh hơn đối với Database được diễn ra nhanh chóng hơn, từ đó tốc độ phản hồi cũng được diễn ra một cách nhanh hơn. Để áp dụng cách này, đòi hỏi bạn phải hiểu được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của trang web thì mới tối ưu được chúng. 

Kiểm tra tính thân thiện của website với thiết bị di động

Người dùng có rất nhiều sự hài lòng mà tính Mobile- Friendly mang lại cho website của họ. Họ không cần phải thực hiện các thao tác như phóng to, thu nhỏ nội dung và điều quan trọng hơn hết là mức độ tải trang vừa ý người dùng.

Có 2 cách giúp kiểm tra sử dụng website của bạn:

Theo dõi báo cáo Mobile Usability (Khả năng sử dụng thiết bị di động) trong Google Search Console. Với công cụ này, sẽ giúp chúng ta chỉ ra những vấn đề liên quan tới nội dung, text, URL bị ảnh hưởng.

Thông qua công cụ Mobile – Friendly Test của Google.

Kiểm tra và cải thiện khả năng tiếp cận của website 

Đối với bất kì ai từ lập trình viên, trẻ con đến người cao tuổi,… Đều có thể sử dụng và trang web sẽ hiển thị đầy đủ các chức năng mà chúng đã được lập trình ngay từ đầu. Google cho rằng một website được gọi là Acessibility.

Loại bỏ các redirect không cần thiết

Mỗi một đường link của bạn redirect một lần thì người dùng sẽ phải đợi trang tải lâu hơn một chút, điều này sẽ ít nhiều gì khiến cho trải nghiệm của người dùng sẽ bị giảm. Có nhiều nguyên nhân khiến một đường link bị redirect nhiều lần, chẳng hạn như chuyển site, xóa bài.

Để cải thiện lỗi này, cách khắc phục là bạn có thể kiểm tra các trang có lượt truy cập nhiều nhất và kiểm tra các internal link được gắn trong bài xem chúng có bị redirect hay không và thay lại bằng đường link đúng. 

Những tip trước khi tối ưu Core Web Vitals Google

core web vitals là gì
core web vitals là gì

Sau đây Nhật Nam Media sẽ nói về một số lưu ý về những tác động của Core Web Vitals đối với một trang web trước khi bạn tiến hành tối ưu:

Các URL được tối ưu hóa sẽ nằm ở vị trí thứ 2 trên các thiết bị di động và máy tính để bàn.

Trang web có sự khác nhau giữa máy tính và thiết bị di động và khi tiến hành tối ưu một trang web cụ thể, bạn phải xem xét các tiêu chí khác nhau của 2 phạm vi:

  • URL sẽ cho điểm kém nếu có ít nhất 1 trong 3 danh mục chỉ số  “Poor” và URL số lượng trong danh mục “Poor” dành cho máy tính sẽ thấp hơn so với các thiết bị di động và ngược lại. Vì vậy, việc tối ưu hóa trên máy tính sẽ dễ dàng hơn các thiết bị di động.
  • Việc tối ưu hóa Core Web Vital giúp tăng kết quả xếp hạng tìm kiếm, chúng được tích hợp tương đương giữa CWV điểm và SERP vị trí của URL đã được phân tích và báo hiệu.

Tóm lại bài viết trên là tổng hợp các kiến thức cơ bản liên qua tới Core Web Vitals là gì? Nếu bạn muốn webisite của mình thành công và phát triển lâu dài thì việc tối ưu trải nghiệm của người dùng là điều vô cùng cần thiết. Qua đó Nhật Nam Media hi vọng bài viết này sẽ “ Giới thiệu Core Web Vitals là gì? Tầm quan trọng của chúng trong xếp hạng của Google” và giúp bạn hiểu được Core Web Vitals còn giúp bạn các công việc như đo lường, cải thiện trải nghiệm website một cách tốt nhất và chúng sẽ trở thành một phần không thể thiếu cho SEO trong tương lai.  Cuối cùng, chúc các bạn thành công và may mắn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *