Trong giới đam mê công nghệ, đặc biệt đối với những người bên lĩnh vực lập trình chắc hẳn đã quá quen với thuật ngữ Web services. Tuy nhiên, với sự đi lên không ngừng của nền công nghệ 4.0 cũng như xã hội đã và đang có nhiều sự đổi mới vượt trội, không ít người cũng dần muốn hiểu thêm về các kiến thức thuộc mảng công nghệ thông tin và có nhu cầu tìm hiểu về Web services là gì, nhưng vẫn chưa thật sự hiểu rõ ràng nó là gì. Nắm bắt được tâm lí ấy, công ty thiết kế website chuyên nghiệp Nhật Nam Media sẽ giải đáp tất tần tật các thông tin bổ ích xoay quanh câu hỏi Web services là gì đến cho các bạn độc giả. Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Contents
Web Services là gì?
Thuật ngữ Web Services trong tiếng việt của chúng ta chính là dịch vụ Web. Nó được biết đến là một tập hợp các giao thức cũng như các tiêu chuẩn nó có chức năng là dùng để trao đổi các dữ liệu qua lại với các ứng dụng hoặc là các hệ thống. Nói một cách ngắn gọn và dễ hiểu hơn Web Services là phương thức giao tiếp kết nối giữa hai thiết bị qua hình thức mạng, nó còn được biết đến là một ứng dụng và thành phần ứng dụng có tính năng để giao tiếp. Ngoài ra, Web Services còn là một tập hợp các tiêu chuẩn hoặc giao thức các mẫu được sử dụng với mục đích trao đổi thông tin giữa hai thiết bị hoặc ứng dụng hỗ trợ khách hàng đạt được nhu cầu sử dụng của họ.

Ngoài ra, Web services còn là công cụ tuyệt với giúp các phần mềm trao đổi dữ liệu với máy tính một cách dễ dàng hơn, bởi vì các phần mềm thường có một nền tảng riêng, ngôn ngữ và cách lập trình không giống nhau nhưng ngược lại Web services lại không bị phụ thuộc vào một loại ngôn ngữ nào mà hoạt động một cách độc lập. Các ứng dụng nổi tiếng như Java, Net… cũng sử dụng Web services trong việc hỗ trợ giao tiếp với các ứng dụng khác.
Các loại Web Services hiện nay
Sau khi hiểu được khái niệm Web Services là gì, thì chúng ta cũng cần phải tìm hiểu về các loại Web Services hiện nay cũng như cách phân loại chúng.
Hiện nay, Web Service đạt chuẩn sẽ hoạt động theo hai loại thành phần như sau:
SOAP Web Service
Simple Object Access Protocol trong Web Service hay còn gọi là SOAP. Nó được biết đến là một giao thức đơn giản và hoạt động dựa theo XML cho phép các ứng dụng có quyền truy cập vào các web services.

Ngoài ra, còn một điều lưu ý về SOAP chính là nó được công nhận bởi W3C cho giao tiếp giữa hai ứng dụng. SOAP là một sự độc lập mạnh mẽ vì nó có ngôn ngữ độc lập. Và hiển nhiên SOAP sẽ không phụ thuộc vào platform hay bất cứ ngôn ngữ nào khác dựa theo XML. Vì vậy, ta có thể viết nó bằng Java, PHP, .NET, … Sau đó, có thể triển khai nó lên Windown hay là Linux đều được.
RESTful Web Service
REST là còn được biết đến với cái tên REpresentational State Transfer (là từ viết tắt của thuật ngữ). Được biết đến là một dạng kiến trúc phần mềm giao tiếp cho phép máy khách và máy chủ web giao tiếp với nhau.

Đặc điểm của REST sẽ không nghiêm ngặt hay phức tạp như SOAP chính vì thế RESTful chạy rất nhanh bởi tính chất ít tài nguyên và hạn chế tối đa băng thông hơn.
Các định dạng của dữ liệu khác mà REST cho phép đó là (Plain Text, HTML, XML và JSON.)
Các thành phần của Web Services
- Cách thức hoạt động của web services cơ bản sẽ bao gồm XML HTTP và sẽ dựa theo các thành phần sau nếu là một web services chuẩn:
- SOAP là từ viết tắt của (Simple Object Access Protocol) chính là một giao thức cho phép truy cập thuộc về các đối tượng đơn giản cho phép các ứng dụng giao tiếp và swop thông tin qua HTTP
- UDDI hay còn được biết đến với cái tên không viết tắt là (Universal Description, Discovery and Integration): UDDI có thể hiểu là một dạng thướt đo dựa trên XML dùng để miêu tả, phát hành và tìm kiếm những dịch vụ web.
- WSDL có cái tên viết tắt là (Web Services Description Language) là một dạng ngôn ngữ có khả năng mô tả các ứng dụng cộng tác và cách để truy cập chúng thông qua XML
Web Services hoạt động như thế nào?
Nói về ứng dụng Web Service sẽ gồm 2 thành phần chính: Đó chính là Client và Server là hai công cụ có chức năng giao tiếp với nhau qua giao thức HTTP.
Cách thức hoạt động như một chuỗi vận hành có hệ thống Client sẽ gửi các lệnh gọi qua các hàm thông qua HTTP Request từ đó chuyển đến Server. Từ đó, Server có cơ sở để gửi các kết quả thu lại được và tiến hành thực hiện các lệnh ở hàm thông qua HTTP Request.
Cách hoạt động của Web Service là gì?. Thật ra, các cách thức hoạt động của web rất dễ hiểu bạn có thể nhìn sơ lược qua sơ đồ dưới đây.

Các bước hoạt động của web service được mô tả cụ thể như sau:
Bước đầu tiên phải kể đến việc để Applicantion Client cần tìm kiếm các kiểu mẫu tin UDDI theo thông tin đã được thông qua và có liên quan để xác định chính xác WebService cần tìm.
Dựa vào cơ sở đó mà biết được WebService đã hợp lệ cần cho ứng dụng, từ đó Client sẽ có được thông tin của địa chỉ của tài liệu WSDL thuộc WebService này dựa theo mẫu tin UDDI.
Client sẽ sinh ra một Proxy hỗ trợ cho dịch vụ từ xa. Sau đó, Proxy sẽ di chuyển một phương tiện để bổ trợ trong việc khởi động cách thức ấy thành một thông báo XML và đảo ngược lại.
Thông báo đó sẽ được chuyển trực tiếp qua SOAP – Client từ đó cho ra đời những cuộn tin SOAP/XML và đó cũng là cơ sở để gửi đến địa chỉ URL được xác minh trong tệp WSDL với công dụng liên lạc với Server.
Thông qua bước trên, SOAP Listener sẽ nhận cuộc gọi và diễn giải ra cụ thể.
Sau khi trao đổi và diễn dịch đầy đủ, lúc này dịch vụ Web sẽ thực hiện các nhiệm vụ của mình và trả lại kết quả về cho client, rồi qua listener và proxy.
Lợi ích khi sử dụng Web Services là gì?
Khả năng tương tác cao trên nền tảng
Web services nổi tiếng trong việc cho phép giao tiếp giữa các ứng dụng khác nhau mà không cần theo cố định một ngôn ngữ nào đồng thời còn giúp các ứng dụng chia sẻ dữ liệu, dịch vụ với nhau.
Dịch vụ của Web services với nhiều lợi ích mang lại hiệu quả cao và có thể vận hành cho nhiều ứng dụng khác nhau. Từ đó, tạo nên một sự độc lập không gò bó cho các nền tảng công nghệ của các dịch vụ web sử dụng.
Truyền thông chi phí thấp
- Không quá cầu kỳ như các so với các web khác cả về cách vận hành lẫn về giải pháp mang tính độc quyền thì chi phí của phương pháp này khá tiết kiệm bởi nhờ công dụng từ dịch vụ web sử dụng SOAP thông qua giao thức HTTP. Công việc triển khai web của bạn chỉ cần sử dụng mạng internet của mình để tạo thành. Đặc biệt, các dịch vụ web sử dụng phương pháp này được cho phép triển khai web trên các cơ chế truyền tin nổi tiếng là uy tính khác như FTP.
Giao thức chuẩn hóa
- Nếu bạn đang lo lắng về việc web service không đạt chuẩn chất lượng thì bạn hãy yên tâm rằng phương thức giao tiếp thuộc Web services đều được thông qua giao thức chuẩn hóa, bao gồm 4 lớp nghiêm ngặt: truyền tải dịch vụ, nhắn tin XML, mô tả dịch vụ, các layer có chức năng khám phá dịch vụ.
- Với khả năng chuẩn hóa chất lượng bằng cách stack thì đây sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời cho các doanh nghiệp bởi giao thức này có nhiều sự lựa chọn và không bị cố định bởi điều gì, chính vì thế doanh nghiệp có thể giảm chi phí cạnh trăng và tăng thêm chất lượng.

Ưu và nhược điểm của Web Services là gì?
Ưu điểm của Web Services
- Nói về ưu điểm thì Web services là một trong những web có những lợi ích hấp dẫn nhất, với khả năng cung cấp khủng vì nó hoạt động thuộc diện rộng lớn với đa dạng ứng dụng và hoạt động trên những nền tảng khác nhau.
- Cách thức đơn giản dễ vận dụng chỉ cần sử dụng URL.
- Web service còn hoạt động với các giao thức web chất lượng như XML, HTTP và TCP/IP.
- Bảo mật ổn định, khá chắc chắn
- Giá cả hợp lí, thường có giảm giá để tích hợp.
Nhược điểm của Web Services
- Khả năng khôi phục kém, không đảm bảo được các thông tin cho các giao dịch khi xảy ra sự cố nguyên trạng lại như ban đầu
- Độ mượt của web phụ thuộc vào chất lượng internet của bạn.
- Sự đa dạng và có nhiều sự lựa chọn về chuẩn cho web service đôi lúc sẽ khiến người dùng cảm thấy khó để hiểu.
- Đôi lúc chất lượng sẽ bị nhiễu và bị ảnh hưởng bởi số lượng cộng tác của các ứng dụng cùng hoạt động vì vây hiệu suất tối ưu cũng bị ảnh hưởng đáng kể.

Bên trên chính là tất tần thông tin về nội dung Web Service là gì?. Nhật Nam Media hy vọng các bạn độc giả sẽ có được thông tin mà mình mong muốn. Chúc các bạn một ngày tốt lành.
Bài viết liên quan