Để trở thành một lập trình viên, không dễ như đi một đường thẳng. Bạn có thể hiểu vị trí bạn đang ở hiện tại chỉ là cột mốc đầu tiên trước ngã ba đường Front End, Back End và Fullstack. Và bây giờ là lúc bạn cần phải lựa chọn một trong ba. Mỗi lựa chọn của bạn sẽ ảnh hưởng đến những thứ bạn cần học sau này nhưng trước hết bạn nhất thiết phải hiểu rõ về 3 khái niệm trên để có thể đưa ra được quyết định đúng đắn. Cùng công ty thiết kế website Nhật Nam Media tìm hiểu bài viết sau đây nhé.
Contents
FrontEnd là gì?
Có thể hiểu đơn giản Front End (hay Client-side) là tất cả những thứ bạn nhìn thấy khi điều hướng trên Internet, từ các font chữ, màu sắc cho tới các menu xổ xuống và các thanh trượt, là một sự kết hợp của HTML, CSS, và JavaScript được điều khiển bởi trình duyệt máy tính của bạn.

Một lập trình viên Front end (Front end developer) sẽ chịu trách nhiệm phát triển giao diện bên ngoài của một website dựa vào những bản thiết kế. Không chỉ thiết kế ra một giao diện với các tính năng duy nhất, những lập trình viên phải đảm bảo nó tương thích với các loại thiết bị bởi mỗi thiết bị lại có một kích thước màn hình và độ phân giải khác nhau, thậm chí là khác hệ điều hành.
Những giao diện website đó sẽ được người dùng nhìn thấy đầu tiên khi truy cập vào trang web thông qua trình duyệt. Mục đích cuối cùng của Front End là nhằm mang lại một giao diện bắt mắt, giúp người dùng dễ dàng thao tác và sử dụng.
Những kỹ năng cần thiết cho lập trình Front End là gì?
Một lập trình viên, đặc biệt là lập trình viên Frond End cần thiết phải nắm rõ được 3 ngôn ngữ chính HTML, CSS và Javascript. Ngoài ra, các lập trình viên Front End cũng cần phải làm quen với các framework như Bootstrap, Foundation, AngularJS,… và các thư viện như jQuery, LESS của Javascript.
Am hiểu về HTML và CSS
Đây được cho là các building block cơ bản và quan trọng nhất mà bạn cần sử dụng khi thiết kế web. HTML (Hypertext Markup Language) và CSS (Cascading Style Sheets) là hai ngôn ngữ cơ bản nhất để xây dựng nên giao diện của một website. Nếu bạn muốn thiết kế được trang web thì cần phải nắm chắc hai ngôn ngữ này. Nó cũng chính là hai ngôn ngữ đầu tiên bạn phải học để trở thành một lập trình viên front end.
Kỹ năng về JavaScript
Javascript là ngôn ngữ lập trình dùng để tạo ra tương tác giữa người dùng và giao diện website. JavaScript cho phép thêm hàng tấn chức năng cho trang web. Ở cấp độ cơ bản nhất, JS hỗ trợ thêm rất nhiều elements tương tác cho trang web. Việc sử dụng những yếu tố này để tạo ra những thứ như bản đồ, các interactive films và các trò chơi trực tuyến.

Cùng với HTML và CSS, Javascript đã trở thành một phần không thể thiếu trong việc xây dựng giao diện website. JavaScript cũng là ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất trên thế giới, vì vậy bất kể kế hoạch nghề nghiệp của bạn là gì, thì JS là một nội dung giá trị cần tìm hiểu.
Hiểu biết về jQuery
JQuery được biết đến là một thư viện Javascripts bao gồm các plugins và phần extensions giúp cho việc phát triển của trang web bằng javascripts được nhanh hơn và dễ dàng hơn.
Thay vì phải coding tất cả mọi thứ từ đầu, jQuery cho phép bạn thêm các yếu tố có sẵn vào dự án và tùy chỉnh khi cần thiết. Bạn có thể sử dụng jQuery cho những thứ như countdown timers (đếm ngược thời gian), search form autocomplete và thậm chí là các grid layouts được tự động sắp xếp lại và thay đổi kích cỡ.
Kiến thức về framework của JavaScript
Các frameworks của Javascript giúp tăng tốc độ lập trình và có thể sử dụng cùng với các thư viện như jQuery để giảm thiểu việc phải code lại từ đầu. Có nhiều frameworks khác nhau phù hợp với từng yêu cầu khác nhau nhưng 4 frameworks (bao gồm AngularJS, Backbone, Ember, và ReactJS) thường được ưu tiên hàng đầu vì khả năng đáp ứng yêu cầu trong công việc hiện nay.
Kỹ năng về các Frontend frameworks
CSS và các framework front-end chịu trách nhiệm hỗ trợ chính cho CSS như những gì mà các frameworks JS hỗ trợ cho JavaScript trong quá trình thiết kế trang web. Do bởi CSS thường bắt đầu với các elements giống nhau từ dự án này đến dự án khác, nên chúng ta cần một framework để định nghĩa trước những elements này.
Kinh nghiệm với CSS Preprocessors
Là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc tăng tốc độ coding cho CSS. Một CSS Preprocessing sẽ thực hiện bổ sung thêm phần functionality cho CSS. Việc sử dụng CSS Preprocessors giúp tiết kiệm thời gian code, dễ dàng bảo trì và phát triển CSS đồng thời giúp cho các tập tin CSS được tổ chức một cách rõ ràng.

Bản thân CSS không thực sự là một ngôn ngữ lập trình, do đó CSS Preprocessors – hay còn gọi là “ngôn ngữ tiền xử lý CSS” ra đời với nhiệm vụ logic hoá và cấu trúc các đoạn mã CSS để cho CSS tiến đến gần hơn với một ngôn ngữ lập trình. SASS và LESS là hai preprocessors thường được sử dụng nhiều nhất.
Responsive và Thiết kế Mobile
Khi các thiết bị di động, đặc biệt là smartphone có xu hướng lên ngôi, thiết kế responsive cũng ngày càng trở nên phổ biến. Thậm chí, bạn có thể coi responsive là một trong những yếu tố để đánh giá sự hiệu quả của trang web.
Responsive design là việc thiết kế website sao cho nó có thể tương thích với nhiều loại thiết bị điện tử sử dụng những kích thước hiển thị khác nhau. Trước khi responsive ra đời và được áp dụng phổ biến trong lập trình website, đa phần các trang đều được thiết kế theo tỉ lệ giao diện máy tính.
Kỹ năng giải quyết và xử lý vấn đề
Để trở thành một lập trình viên front end bên cạnh việc thành thạo các ngôn ngữ lập trình HTML, CSS và Javascrip. Các lập trình viên cũng cần tích lũy thêm những kĩ năng cần thiết khác như cách thiết kế, cách fix bugs, cách nhận diện hoạt động của front end code với back end code đang được triển khai hoặc cách dự đoán vấn đề và cố gắng ngăn chặn ngay từ đầu.
Làm việc với hệ thống quản lý nội dung (CMS)
Hầu hết các website hiện nay được xây dựng dựa trên hệ thống CMS cụ thể là WordPress, Drupal và Magento. Vì thế nên việc trang bị các kỹ năng để có thể làm việc với hệ thống này cũng trở nên cần thiết.
Hiểu biết về UI/UX
UI (viết tắt của User Interface) dùng để mô tả giao diện người dùng, bao gồm những yếu tố mà người dùng tiếp xúc với trang web hoặc ứng dụng đó. UX (viết tắt của User Experience) chính là trải nghiệm của người dùng. Nói cách khác, đây là cách thức mà người dùng tương tác với những yếu tố UI được tạo ra.
UI giúp trang web/ứng dụng sở hữu một giao diện đẹp mắt, gây ấn tượng thị giác tốt. Còn UX giúp đảm bảo sự thân thiện, dễ sử dụng, nắm bắt đúng nhu cầu của người dùng. UI UX đều quan trọng như nhau, và dĩ nhiên, cả 2 đều cần được đầu tư phát triển cân bằng.
BackEnd là gì?
Phần back end của một trang web bao gồm một máy chủ, một ứng dụng, và một cơ sở dữ liệu, là tất cả những phần hỗ trợ hoạt động của website hoặc ứng dụng mà người dùng không thể nhìn thấy được. Có thể cho rằng BackEnd giống như bộ não của con người. Nó xử lý những yêu cầu, câu lệnh và lựa chọn thông tin chính xác để hiển thị lên màn hình.

Ví dụ miêu tả: Bạn có nhu cầu đặt muốn chuyến bay và mở trang web rồi thực hiện tương tác online với frontend. Khi đó, thông tin bạn đã nhập sẽ được ứng dụng lưu vào cơ sở dữ liệu trên máy chủ. Nhờ vậy, máy chủ có thể dễ dàng quản lý những BackEnd dễ dàng hơn. Vậy nên, nếu như bạn đăng nhập lại vào ứng dụng để in vé thì hầu hết các thông tin mà bạn đã đăng ký trong tài khoản của bạn vẫn còn.
Những công nghệ mà Backend áp dụng bao gồm: Ruby, Python, PHP… và chúng thường được cải tiến bởi một số framework như: Ruby on Rails, Cake PHP,… giúp quá trình nhanh phát triển và dễ cộng tác hơn.
Những kỹ năng cần thiết cho lập trình Back End là gì?
Nắm vững các kiến thức cơ bản
Dù là backend developer hay frontend developer thì cũng phải tích lũy cho mình những kiến thức cần thiết cho từng loại. Đối với back end, một Backend Developer luôn cần có cho mình đó là kiến thức về ngôn ngữ phát triển, cơ sở dữ liệu và bộ đệm, API (REST & SOAP), ngôn ngữ lập trình, cấu trúc dữ liệu và thuật toán.
Các ngôn ngữ phát triển
Một Backend Developer có thể là một OOP hoặc một Functional Programming nên họ cần tập trung vào việc tạo ra các đối tượng. Với các loại ngôn ngữ lập trình phổ biến gồm: Java, .NET và Python, các lập trình hướng đối tượng thường thực hiện câu lệnh theo thứ tự cụ thể.
Về sau, kỹ thuật trên nền tảng Haiti được các lập trình viên sử dụng phổ biến để thực hiện lập trình hàm sử dụng ngôn ngữ khai báo, nhờ vậy mà các câu lệnh có thể thực thi theo mọi thứ tự. Ngoài ra, nền tảng Haiti chủ yếu được sử dụng cho khoa học dữ liệu và các ngôn ngữ phổ biến là SQL, F# và R.
Hầu hết các ngôn ngữ đều có thể được gõ tĩnh hoặc gõ động. Theo các chuyên gia thì OOP thì cứng hơn nhưng tốt hơn trong việc bắt lỗi còn Functional Programming thì linh hoạt hơn và nó có thể giải thích cho các lỗi không mong muốn.
Hiểu rõ về các ngữ lập trình
Để trở thành một backend developer bạn cần phải nắm rõ các ngôn ngữ sau: Java, Python, Ruby, PHP, Rust. Các loại ngôn ngữ này sẽ giúp bạn đơn giản hóa quá trình làm việc nhờ các cấu trúc đơn giản, hiệu suất làm việc lớn.
Ngoài việc sử dụng tốt các ngôn ngữ trên, thì bạn cũng phải nắm vững các công cụ như MySQL, Oracle, và SQL Server để đảm bảo cho máy chủ, dữ liệu và các ứng dụng giao tiếp với nhau dễ dàng hơn. Các công cụ này sẽ giúp cho quá trình tìm kiếm, thay đổi, lưu trữ dữ liệu để phục vụ người dùng trong phần front-end.
Đa phần các công việc của một lập trình viên backend hầu như đều đòi hỏi nhiều kinh nghiệm về các framework PHP như Zend, Symfony, và CakePHP; một số kinh nghiệm có các phần mềm quản lý dạng phiên bản như: SVN, CVS, hoặc Git; và một số kinh nghiệm với Linux cho việc phát triển cũng như triển khai hệ thống.
Các công cụ này hiện nay được các lập trình viên sử dụng phổ biến để tạo nên một ứng dụng web có code sạch, portable, và được viết tài liệu chu đáo. Bên canh đó họ cũng phải phối hợp rất nhiều với các bên liên quan đến nghiệp vụ để hiểu rõ hơn về các yêu cầu kỹ thuật. Từ đó, đưa ra được giải pháp hiệu quả nhất cho các kiến trúc công nghệ.
Sự khác biệt giữa Back End và Front End
Sự khác biệt giữa Front End và Back End liên quan đến người dùng. Trong khi Front End là những gì người dùng nhìn thấy được, Back End là thứ giúp Front End trở nên khả thi.
FrontEnd là phần hiển thị ra bên ngoài giao diện và tương tác với người dùng. Vì vậy, nó chú trọng vào mặt trực quan, thẩm mỹ và bố cục dễ sử dụng. Còn BackEnd là những công việc liên quan đến phần cơ sở dữ liệu lưu trữ bên trong để hiển thị cho máy chủ. Chức năng chính là lưu trữ dữ liệu, truy xuất thông tin nhanh và chính xác với từng lệnh được đưa ra.

Tuy có sự khác biệt nhưng Back End và Front End cần phải hoạt động song song với nhau để đảm bảo một ứng dụng hoặc website hoạt động bình thường. Nó như bề nổi và bề chìm của một tảng băng trôi vậy.
Ngôn ngữ Front End thông dụng:
Có ba ngôn ngữ lập trình chủ đạo bao gồm: HTML, CSS và JavaScript. Trong đó:
- HTML: HTML là viết tắt của Hypertext Markup Language. Nó là ngôn ngữ đánh dấu được sử dụng để thiết kế phần giao diện người dùng.
- CSS: Là ngôn ngữ đi kèm với HTML, quyết định các yếu tố về bố cục, màu sắc, phông chữ của một website.
- JavaScript: Được sử dụng để cải thiện và nâng cao chức năng của một trang web.
Ngoài việc sử dụng ngôn ngữ lập trình, Frontend cần làm quen với các framework như: Bootstrap, Foundation, Backbone, AngularJS và EmberJS.
Các ngôn ngữ lập trình Back End thông dụng:
Các ngôn ngữ lập trình dành cho back end lại khác biệt hoàn toàn với front end, bao gồm PHP, Python, Ruby, Java, ASP.NET. Trong đó:
- Java: Là ngôn ngữ lập trình được sử dụng phổ biến nhất cho các trang web và ứng dụng như Netflix, Tinder, Google Earth và Uber.
- Ruby on Rails (RoR): Đây là ngôn ngữ được ưa chuộng bởi các Developer, nó giúp việc lập trình BackEnd trở nên dễ dàng hơn.
- Python: Python là một trong những ngôn ngữ lập trình được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Một số trang web và ứng dụng sử dụng ngôn ngữ Python: Spotify, Google, Instagram, Reddit, Dropbox.
- PHP: Ngôn ngữ lập trình này khá dễ học. Đây cũng là ngôn ngữ lập trình được sử dụng cho các website như Facebook, Wikipedia, Tumblr, MailChimp và Flickr.
Fullstack là gì?
Fullstack developer là người sẽ phụ trách cả front end và back end của hệ thống. Nói rõ ràng hơn, họ sẽ phụ trách thiết kế từ giao diện hệ thống thứ mà người dùng có thể nhìn thấy và tương tác được cho đến bộ phận xử lý, máy chủ thứ mà người dùng không thể nhìn thấy.
Họ là những người vừa có khả năng tư duy logic để phân tích và thiết kế cơ sở dữ liệu , vừa có thể ứng biến linh hoạt với CSS để tối ưu hóa cách hiển thị của trang web/ ứng dụng đi động.

Tùy thuộc vào từng dự án khác nhau, họ cũng cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết ở mọi cấp độ về cách web hoạt động: cài đặt và cấu hình các máy chủ Linux, viết các API server-side, nhảy vào phần JavaScript client-side của một ứng dụng, và cũng cần có “con mắt thẩm mỹ” với CSS. Sử dụng những công cụ này, các lập trình viên full stack cần có khả năng ngay lập tức xác định trách nhiệm của client-side hay server-side, và trình bày rõ ràng về mặt ưu nhược điểm của các giải pháp khác nhau.
Tuy nhiên thì một full stack developer xử lý frontend sẽ không thể bằng một chuyên gia front-end được, điều này cũng tương tự với backend. Họ sẽ có sự hiểu biết rộng về nhiều thành phần khác nhau, và cách tương tác giữa chúng trong quá trình phát triển, và kết hợp chúng lại với nhau thành một sản phẩm hoàn chỉnh.
Là 1 Full-Stack Web Developer, không nhất thiết bạn phải làm tốt mọi công việc được giao từ front-end đến back-end, nhưng điều đó có nghĩa là bạn có thể làm việc trên cả hai front-end và back-end và hiểu điều gì đang xảy ra khi xây dựng một ứng dụng.
Như vậy qua phần nội dung Nhật Nam Media chia sẻ như trên thì chắc hẳn bạn đã hiểu được như thế nào là Font End, Back End và Full stack, việc con lại là bạn hãy tự định hướng cho mình, nên đi theo hướng nào hoặc chọn cả hai, nên nhớ mỗi một mảng sẽ là một kho tàng kiến thức khổng lồ.
Bài viết liên quan