Bạn có thực sự hiểu Responsive là gì chưa? Và làm cách làm nào để chúng trở nên hiệu quả. Đây cũng chính là câu hỏi nan giải được nhiều người đặt ra nhất. Vậy thì hôm nay hãy cùng công ty thiết kế website Nhật Nam Media tìm hiểu tổng quan về Responsive Web Design qua bài viết sau đây nhé.
Contents
Responsive là gì? Những lợi ích của Responsive Web Design
Responsive là gì?
Responsive Web Design (viết tắt là RWD) là thuật ngữ chỉ cách thiết kế website hiển thị tương thích trên mọi kích thước của các thiết bị và mục đích chính là cải thiện trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.
Trong trường hợp người dùng chuyển từ ipad sang máy tính xách tay, iphone sang máy tính, website sẽ tự chuyển đổi để thích ứng với kịch bản xử lý và kích thước màn hình của thiết bị.
Mình sẽ lấy một ví dụ đơn giản về Responsive như sau: người dùng mở trang chủ của trang web Responsive và đổi độ phân giải của màn hình hoặc thu nhỏ trình duyệt web. Lúc này, trên trang web không xuất hiện scrolllbar ngang mà chúng sẽ tự co giãn sao cho phù hợp với kích thước màn hình của thiết bị.
Những lợi ích của Responsive Web Design
- Giúp cải thiện và tối ưu SEO, SEO onpage và cực kỳ hữu tích cho thiết kế trang web chuẩn SEO
- Tăng Higher Conversion Rates (tỷ lệ chuyển đổi đáng kể)
- Giảm tỷ lệ Bounce Rates (tỷ lệ thoát trang)
- Giúp trang web load nhánh hơn và được nhiều trình duyệt web hỗ trợ
- Giúp tiết kiệm thời gian, chi phí mà bạn không cần phải duy trì từng phiên bản website khác nhau cho từng loại thiết bị.
- Thuận tiện trong việc bảo trì website vì chúng không liên quan đến server, chúng ta chỉ cần thay đổi HTML và CSSS là có thể thay đổi được bố cục, giao diện tương thích cho các thiết bị khác nhau.
Những nguyên tắc cơ bản khi thiết kế Website chuẩn Responsive
Flexible Grid
ViewPort
Bạn có thể gặp một chút khó khăn nếu không sử dụng thẻ <meta>, ví dụ như kích thước quá nhỏ, quá lớn, bị dài quá so với khung màn hình của thiết bị. Việc sử dụng thẻ <meta> sẽ cho phép thiết bị hiểu được kích thước khung màn hình và giúp chúng có độ hiển thị tốt nhất.
<meta name=”viewport” content=”width=device-width, initial-scale=1.0″>
- Nhằm thiết lập chiều rộng của website tương thích với chiều rộng của thiết bị: width=device-width
- Nhằm thiết lập mức độ zoom ban đầu khi website được load bởi trình duyệt: initial-scale=1.0
Bố cục linh hoạt – Fluid Grid
Hệ thoongs bố cụ được vẽ dựa trên độ phân giải của người dùng được gọi là Fluid Grid, chúng đối lập hoàn toàn với những layout có chiều ngang cố định. Những lưới linh hoạt này sẽ được dựng trên đơn vị tính và hầu hết là được sử dụng theo phần trăm (%). Ví dụ như, cột có độ rộng là 25%, đơn vị em (nhằm tạo ra khoảng cách giữa các cột).
Media Queries
Xét trên thực tế thì Fluid Grid chỉ làm đúng nhiệm vụ của chúng, còn đối với màn hình thiết bị có kích thước nhỏ, hẹp hơn thì chúng ta cần phải sử dụng đến Media Queries.
Media Queries là gì? Đây là một kỹ thuật CSS, chúng ta sử dụng theo cú pháp @media với mục đích bao gồm một khối các thuộc tính của CSS với điều kiện nhất định là đúng.
Cách sử dụng Media Queries
- Sử dụng cú pháp @media trong file style có sẵn
- Tạo file chứa Media Queries riêng và @import vào CSS
- Gắn riêng mỗi file style trên khung khác nhau qua HTML
Nguyên tắc Mobile First trong Responsive
Hiểu như sau, Mobile First là tiêu chuẩn được ưu tiên mặc định cho các khung hình có kích thước nhỏ, chẳng hạn như các thiết bị di động sau đó là tablet, desktop.
- Smartphone nhỏ: @media screen and (min-width: 240px){
- Iphone (480 x 640): @media screen and (m-width: 480px){
- Ipad dọc (768 x 1024): @media screen and (m-width: 768px){
- Ipad ngang (1024 x 768): @media screen and (m-width: 1024px){
Flexible Media
Đối với một số hình ảnh trên trang web, chúng có thể sẽ không tương thích vowiss các thiết bị và chúng ta cần phải thay đổi để chúng phù hợp hơn.
Phương pháp thông dụng và phổ biến nhất chính là set width là 100% cùng với height: auto. Lúc này, video và ảnh sẽ thay đổi chiều cao và chiều rộng sao cho phù hợp với màn hình hiển thị của thiết bị.
img {
width: 100%;
height: auto;
}
Nếu các bạn muốn video, hình ảnh thay đổi theo viewport nhưng không quá khác biệt so với kích thước gốc thì chúng ta có thể sử dụng max-width:
img {
max-width: 100%;
height: auto;
}
Những công cụ kiểm tra Responsive Web Design
Hiện nay, có rất nhiều người sử dụng thiết bị điện tử như smartphone, ipad,…để truy cập vào các trang web, chính vì thế mà responsive web design trở nên vô cùng cần thiết. Chúng giúp nâng cao chất lượng trải nghiệm cho người dùng và mang lại nhiều lợi ích khác. Nhật Nam Media sẽ giới thiệu cho các bạn hai phương pháp phổ biến nhất để kiểm tra Responsive Web Design:
Các công cụ kiểm tra trực tuyến:
- Responsinator
- Mobile – Friendly của Google
- Material Design
- Sreenfly
- Responsive Design Test by TrulyBlogger
Công cụ phát triển trình duyệt website:
Một số công cụ phải kể đến như: Opera, Google Chrome, Mozilla FireFox,…
Cách thực hiện trên trình duyệt Chrome:
- Bước 1: mở trang web cần kiểm tra
- Bước 2: Nhấp chuột phải, sau đó chọn Inspect hoặc kiểm tra
- Bước 3: Cửa sổ Dev Tools được mở lên, ta chọn Toggle Device toolbar
- Bước 4: Trình giả lập xuất hiện trên màn hình, các bạn có thể check responsive trên kích thước và các thiết bị khác nhau.
Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu tổng quan về Responsive Web Design, khái niệm, lợi ích và các nguyên tắc cơ bản. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn. Theo dõi Nhật Nam Media để biết thêm nhiều thông tin và kiến thức về quảng cáo, truyền thông nhé. Chúc các bạn thành công.
Bài viết liên quan