PWA (Progressive Web App) là gì? Tìm hiểu về Cách Xây Dựng PWA cho Website

PWA, được biết đến là một thiết kế lấy mẫu từ công nghệ website nhưng lại có trải nghiệm như một ứng dụng được cho là sự kết hợp hoàn hảo giữa web và app. Tuy nhiên, liệu bạn đã hiểu rõ được PWA là gì, cách vận hành cũng như những giá trị gì mà PWA mang lại là như thế nào chưa? Ngày hôm nay, hãy để công ty  thiết kế website chuyên nghiệp Nhật Nam Media giải đáp tất tần tật các vấn đề xoay quanh PWA là gì đến cho các bạn độc giả nhé.

PWA là gì?
PWA là gì?

Contents

PWA là gì?

Như đã đề cập từ lời mở đầu, PWA chắc chắn sẽ mang lại cho người dùng các trải nghiệm tuyệt vời bởi các tính năng vượt trội. Lí do mà PWA được đầu tư và phát triển là bởi nó đang nhắm vào mục đích là xây dựng cho các ứng dụng web có thể vận hành như các ứng dụng ngoài thị trường.

PWA là tên viết tắt của Progressive Web App, PWA có khả năng thực hiện hoàn hảo giữa việc kết hợp web và ứng dụng cùng với nhau. Từ đó, các ứng dụng được cung cấp trên trang web đều có thể có thể hoạt động với các tính năng như một ứng dụng thực sự. Ngoài ra, khi bạn sử dụng PWA cũng không cần lo lắng nếu như đường truyền của bạn không tốt, bởi vì PWA có thể hoạt động ngay cả khi bạn đang trong môi trường không internet vì PWA được ưu ái khi có các tính năng service worker, manifest và https.

Nếu như bạn vẫn đang tìm kiếm một ứng dụng có thể thúc đẩy hoạt động marketing cho mình, thì PWA sẽ là một lựa chọn không tồi nó còn có thể hỗ trợ người dùng gửi gợi ý các ứng dụng cài đặt có liên quan. Vì thế, mà các hoạt động bên mảng marketing của bạn sẽ trở nên hiệu quả và dễ dàng hơn bao giờ hết

Nhìn chung, PWA hoạt động theo cách dựa vào các thiết bị hỗ trợ mà có thể trang bị cho người dùng các tính năng bổ sung. Những tính năng vượt trội bao gồm hoạt động khi bạn đang ngoại tuyến, có cho mình bộ nhận diện và tốc độ khá giống với Native cũng như lưu trữ cục bộ các tài nguyên.

PWA là gì?
PWA là gì?

PWA là gì hoạt động như thế nào?

Cách thức hoạt động của PWA cũng cực kì đơn giản theo quy trình như sau:

  • Tiếp cận với PWA qua website
  • Tiếp theo trình duyệt sẽ hợp tác với PWA, sau đó thông báo cài đặt PWA sẽ được hiện lên.
  • Sẽ có hai trường hợp với cách xử lí khác nhau nhưng vẫn rất tôn trọng và thuận tiện cho người dùng. Trường hợp thứ nhất, khi bạn đồng ý cài đặt thì PWA sẽ hiển thị trên điện thoại bạn một icon bên trên màn hình và bạn đã có thể sử dụng PWA như các ứng dụng khác
  • Trường hợp thứ hai, khi bạn không đồng ý cài đặt thì thay vì sử dụng như một app thì bạn có thể dùng nó cũng như có các trải nghiệm ở nền tảng website.

Tại sao nên sử dụng PWA

Trên thị trường hiện nay, đã xuất hiện rất nhiều các ứng dụng hoạt động như PWA. Thế nhưng, tại sao PWA vẫn được ưu ái và thịnh hành hơn? Hãy cùng khám phá nhé.

Xem thêm  Javascript là gì? Tổng quan về JS cho người mới bắt đầu

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Hiện nay, với tốc độ phát triển vượt bậc của nền công nghệ 4.0. Điện thoại ra đời và càng ngày có các tính năng hiện đại, chính vì vậy nó như một phương tiện không thể thiếu của chúng ta. Từ việc, mua sắm trực tuyến các thao tác online người dùng vẫn ưa chuộng hơn với chiếc điện thoại thông minh nhỏ gọn tiện lợi cho nên người tiêu dùng chuyển hướng sang truy cập trên mobile nhiều hơn là máy tính. Đó cũng chính là lí do, PWA được thiết kế với bố cục rất nhạy có thể cung cấp các tiện ích rất liền mạch nâng cao trải nghiệm cho người dùng trên điện thoại thông minh so với trên máy tính. Các vấn đề về bảo mật, dường như PWA đang làm rất tốt vai trò đó đối với người dùng cho nên trong các giao dịch và chia sẻ dữ liệu kín bạn không cần phải quá lo lắng về mức độ an ninh của nó.

PWA là gì?
PWA là gì?

Phạm vi tiếp cận lớn

Vì tính chất truy cập dễ hiểu và tiện lợi cho nên mức độ tiếp cận giữa người dùng và PWA rất có khả quan. Khi thanh toán đơn hàng, bạn chỉ cần kiếm nó trên website chính và click vào chỗ download website theo hình dạng icon sau đó thêm vào homescreen từ đó việc của bạn là chỉ cần nhấn vào biểu tượng icon đó là có thể đến website một cách nhanh chóng rồi.

Ngoài ra với chính sách không gò bó, các bạn không bị bắt buộc phải tải app về mới có thể sữ dụng được thì nó lại là một bước nhảy vượt trội của PWA trong việc thu hút rất nhiều khách hàng tiềm năng.

Hoạt động ngay cả khi kết nối kém hoặc offline

Một điểm mạnh của PWA khiến cho mô hình hoạt động của nó được rất nhiều khách hàng ưa chuộng bởi nó cung cấp quyền truy cập cho người dùng lưu trữ lại các hoạt động gần nhất mà bạn đã tương tác trước đó, cho nên dù bạn có đang ở bên ngoài môi trường internet bạn vẫn có thể dùng offline được.

Chi phí sử dụng thấp

Với các tính năng vượt trội như thế, chắc hẳn PWA phải tốn rất nhiều chi phí để vận hành cũng đồng nghĩa với việc phí sử dụng sẽ rất cao. Nhưng thực chất lại ngược lại, vì hoạt động của P WA là mô phỏng theo các công nghệ trên nền tảng website, Progressive Web App đã giảm bớt nguồn vốn và tạo ra các cơ hội phát triển các lợi ích tương đồng với chất lượng của ứng dụng gốc. Ngoài ra, PWA đã rút bớt đi cả frontend và backend nên chi phí được tiết kiệm lại không ít và cũng không cần quá nhiều nhân lực để vận hành nhưng đổi lại phải có kinh nghiệm và kỹ năng nhuần nhuyễn hơn.

Thông báo đẩy giúp thu hút người dùng

Thông báo đẩy, là một trong những tiện ích của PWA chiều lòng được rất nhiều khách hàng. Vì Progressive Web App sẽ hỗ trợ gián tiếp các công ty hay các blogger quảng bá trang web của họ tiếp cận gần hơn với người dùng qua cách gửi thông báo. Từ đó, bộ nhận diện của họ sẽ trở nên quen thuộc hơn với các thông tin liên lạc đã có sự nhất quán mở ra cơ hội nâng cao giá trị thương hiệu dễ dàng trong việc quảng bá sản phẩm cũng như dịch vụ.

Xem thêm  Deep Web là gì? Tìm hiểu Tổng quan về Deep Web
PWA là gì?
PWA là gì?

Cách xây dựng một PWA cho website

Các cách thức cũng như định nghĩa rõ ràng về PWA là gì, đã được Nhật Nam Media cung cấp các thông tin chính xác nhất cho các bạn độc giả. Nội dung tiếp theo sẽ là các cách để xây dựng một PWA là gì dành cho website.

Dùng WordPress để xây dựng PWA cho website

Thiết lập một PWA sẽ đơn giản dễ thao tác hơn ngay cả khi bạn không có chuyên môn gì về code, vì bạn sẽ được plugin WordPress giúp đỡ cho việc tách thiết lập khi làm công việc quản trị web. Sẽ có các bước đơn giản như sau:

  • Đầu tiên bạn cần phải thực hiện thao tác kích hoạt Plugin, lúc này bạn cần phải lựa chọn và truy cập vào phiên bản mới nhất của chủ đề Obliq .
  • Lúc này bạn đã kích hoạt thành công nó sẽ đưa bạn ra giao diện chủ đề doanh nghiệp, đồng thời cùng lúc đó trên điện thoại của bạn ở phần trình duyệt sẽ hiện lên chủ đề Oblig. Menu của Plugin ở lúc bắt đầu bạn chọn chế độ hiển thị của PWA về chỉ mình tôi
  • Bước cuối cùng, bạn có thể thiết kế tuỳ chỉnh và tải các biểu tượng, màu sắc mà bạn thích trên màn hình điện thoại

Không dùng WordPress để xây dựng PWA cho website

Bên trên, là trường hợp dùng WordPress để xây dựng PWA cho website nhưng nếu bạn không muốn WordPress thiếp lập PWA cho mình thì sao? Sau đây sẽ là các bước để thiết kế PWA mà không cần WordPress qua các bước sau.
8 bước được đích thân Google Codelab đích thân hướng dẫn, sẽ là tư liệu cần thiết để các nhà quản lí website phát triển dựa vào các khái niệm basic nhất về vấn đề chuyển đổi website cho máy tính sang PWA một cách nhanh chóng hiệu quả.

Các ứng dụng web cơ bản được google cung cấp thông qua danh sách kiểm tra đều rất dễ thao tác và cài đặt, ngay cả khi bạn là một người chỉ biết một ít về lập trình cũng có thể sử dụng tốt nó thông qua các yếu tố mà Google trang bị. Các tính năng như kiểm tra tính thân thiện với thiết bị di động của PWA, website đã được xác minh là được phục vụ qua https… đều đã được hoàn tất. Các điều kiện cần và đủ sau khi được hoàn thành, lúc này bạn sẽ nhận về lại cho một danh sách kiểm tra qua PWA cần được bảo đảm. Yếu tố mà bạn cần phải lưu ý chính là, UI/UX cũng như các thông tin đã được xác nhận cho những web sẽ yêu cầu bạn phải đăng nhập để thuận tiện cho việc quản lí.

Xem thêm  Web Scraping là gì? Tìm hiểu tổng quát về Web Scraping
PWA là gì?
PWA là gì?

Lúc này, PWA của bạn đã thành công trong việc xây dựng. Tuy nhiên bạn cũng cần phải kiểm tra lần nữa về độ mượt của hoạt động thông qua công cụ hỗ trợ Lighthouse thuộc Chrome DevTools trước khi tiến hàng vận hành. Đây là bước hỗ trợ bạn thêm hoặc bớt đi tính năng mà bạn cảm thấy không cần thiết, cũng như bạn có thể tuỳ chỉnh giao diện lại sao cho thu hút hơn.

Ưu và nhược điểm của PWA là gì?

Ưu điểm của PWA

Progressive Web Apps có thể mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích cũng như dễ dàng sử dụng như:

  • Dung lượng khá nhẹ nên ứng dụng có tốc độ load mượt hơn so với website
  • Ngay cả khi bạn không có internet vẫn có thể sử dụng được
  • Các thao tác được tối ưu triệt để, nhanh gọn dễ sử dụng bạn chỉ cần mở ứng dụng trên website mà không cần phải thông qua App Store hay CH Play.
  • Hoạt động như một ứng dụng thực sự khoảng cách giữa website và app sẽ được xích lại gần nhau hơn
  • Tiết kiệm tối đa quỹ thời gian cho những lần cập nhật phiên bản mới ứng dụng.
  • Có thông báo đẩy thu hút lượng lớn khách hàng tiềm năng
  • Bảo mật được đảm bảo
PWA là gì?
PWA là gì?

Nhược điểm của PWA

Bất kì vấn đề nào cũng vậy, sẽ có hai mặt tốt và xấu. Về PWA cũng vậy bên cạnh các lợi ích mà nó mang lại cũng còn một vài điểm còn hạn chế như:

  • Các trình duyệt về mặt hỗ trợ còn rất hạn chế
  • Native API access vận hành chưa thật sự hiệu quả
  • Truy cập P WA vào App Store không được hỗ trợ
  • Đôi lúc sẽ gặp khó khăn trong quá trình tìm kiếm vì PWA tuỳ trường hợp mà không phải cái nào cũng dùng link cấu trúc cho page.
PWA là gì?
PWA là gì?

Vừa rồi, là bài viết được Nhật Nam Media giải đáp tất cả các thông tin xoay quanh PWA là gì? Hi vọng, qua bài viết các độc giả của chúng ta sẽ có được các thông tin bổ ích về cho mình.

Bài viết liên quan

Lỗi 500 Internal Server Error là gì
Giới thiệu lỗi 500 Internal Server Error là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục nhanh chóng
Hướng dẫn cài đặt XAMPP
Giới thiệu XAMPP là gì? Hướng dẫn cài đặt XAMPP cách sử dụng đơn giản phổ biến nhất hiện nay
Hướng Dẫn Cách Tạo Database trong SQL Sever và phpMyAdmin
Lỗi 503 Service Unavailable là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục nhanh chóng
Lỗi 404 Not Found là gì
Lỗi 404 Not Found là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục lỗi nhanh chóng, dễ dàng, hiệu quả nhất
Máy Chủ Ảo VPS là gì? Hướng dẫn Sử dụng Cài đặt VPS Toàn Tập
Cơ sở dữ liệu Database là gì? Tổng Quan Vai Trò Tầm Quan Trọng
DNS là gì
DNS là gì? Kiến thức Tổng quan DNS Toàn tập
Tổng Hợp Các Plugin Cần thiết cho WordPress Nhất định Phải biết
Tổng Hợp Các Plugin Cần thiết cho WordPress Nhất định Phải biết
cài đặt ssl
SSL là gì? Cách tạo Chứng chỉ SSL Miễn Phí với Let’s Encrypt
thiết kế database là gì
Hướng dẫn Thiết Kế Cơ Sở Dữ Liệu Database MYSQL Toàn Tập
Web Service là gì?
Web Services là gì? Tìm hiểu tổng quan về Web Services

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *